Loài giun khổng lồ ăn gỗ, nhìn "rợn người" mà giá hơn nửa triệu/kg

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Đây là 1 trong những đặc sản nức tiếng ở Thái Lan.

Dù nhìn rất giống giun nhưng loài sinh vật này lại thuộc vào lớp vỏ hai mảnh nhuyễn thể (lớp hà). 

Dù nhìn rất giống giun nhưng loài sinh vật này lại thuộc vào lớp vỏ hai mảnh nhuyễn thể (lớp hà). 

Hà đục gỗ có tên khoa học là Teredo Navalis, chúng sinh sống ở những vùng ngập mặn, trong các thân cây.

Hà đục gỗ có tên khoa học là Teredo Navalis, chúng sinh sống ở những vùng ngập mặn, trong các thân cây.

Tuy ngoại hình rất “kinh dị” nhưng loài này lại rất giàu protein và bổ dưỡng.

Tuy ngoại hình rất “kinh dị” nhưng loài này lại rất giàu protein và bổ dưỡng.

Vì sống trong thân cây, hàng ngày hấp thụ chất dinh dưỡng từ gỗ nên chúng chứa giá trị dinh dưỡng cao, giàu sắt, canxi, kẽm, vitamin A và B12.

Vì sống trong thân cây, hàng ngày hấp thụ chất dinh dưỡng từ gỗ nên chúng chứa giá trị dinh dưỡng cao, giàu sắt, canxi, kẽm, vitamin A và B12.

Về hương vị, người ta miêu tả vị của chúng khá giống món hàu biển hay ngao, sò, rất ngon và dễ ăn.

Về hương vị, người ta miêu tả vị của chúng khá giống món hàu biển hay ngao, sò, rất ngon và dễ ăn.

Tại 1 số nước châu Á, hà đục gỗ được xem như đặc sản và có giá khá cao.

Tại 1 số nước châu Á, hà đục gỗ được xem như đặc sản và có giá khá cao.

Giá loài nhuyễn thể này dao động từ 800 – 1.000 baht/kg, tương đương với 549.000 đồng - 686.000 đồng/kg.

Giá loài nhuyễn thể này dao động từ 800 – 1.000 baht/kg, tương đương với 549.000 đồng - 686.000 đồng/kg.

Hà đục gỗ có thân nhỏ, màu trắng đục và gần như trong suốt.

Hà đục gỗ có thân nhỏ, màu trắng đục và gần như trong suốt.

Chúng thường dài từ 20cm - 30cm. Đặc biệt, có những con dài đến 60cm, đường kính gần 3cm. 

Chúng thường dài từ 20cm - 30cm. Đặc biệt, có những con dài đến 60cm, đường kính gần 3cm. 

Phần đầu của chúng gần như tròn, có 2 mảnh cong nhô lên và được cấu tạo bằng chất vôi cứng bao bọc.

Phần đầu của chúng gần như tròn, có 2 mảnh cong nhô lên và được cấu tạo bằng chất vôi cứng bao bọc.

Hà đục gỗ sau khi được lấy ra khỏi thân cây chỉ cần làm sạch, bỏ đầu bỏ đuôi là đã có thể… ăn sống trực tiếp. Có lẽ không nhiều người dám thưởng thức chúng theo kiểu này. 

Hà đục gỗ sau khi được lấy ra khỏi thân cây chỉ cần làm sạch, bỏ đầu bỏ đuôi là đã có thể… ăn sống trực tiếp. Có lẽ không nhiều người dám thưởng thức chúng theo kiểu này. 

Hà đục gỗ thường được ăn kèm với giấm hoặc sốt làm từ trái cây họ cam quýt.

Hà đục gỗ thường được ăn kèm với giấm hoặc sốt làm từ trái cây họ cam quýt.

Ngoài ra, người bản địa có thể chiên giòn hoặc nướng chúng lên để các du khách cảm thấy dễ ăn hơn. 

Ngoài ra, người bản địa có thể chiên giòn hoặc nướng chúng lên để các du khách cảm thấy dễ ăn hơn. 

 Tuy nhiên hương vị của hà đục gỗ đã qua chế biến không thơm ngon như khi… ăn sống. 

 Tuy nhiên hương vị của hà đục gỗ đã qua chế biến không thơm ngon như khi… ăn sống. 

Được biết, hà đục gỗ là loài lưỡng tính, trải qua thời kỳ đực và cái lần lượt. Mỗi lứa, loài vật này sẽ cho ra đời từ 5 vạn đến 1 triệu trứng. Trứng của chúng trôi nổi trong nước biển rồi bám vào các mạn tàu thuyền gỗ, hoặc các thân cây rồi phát triển.

Được biết, hà đục gỗ là loài lưỡng tính, trải qua thời kỳ đực và cái lần lượt. Mỗi lứa, loài vật này sẽ cho ra đời từ 5 vạn đến 1 triệu trứng. Trứng của chúng trôi nổi trong nước biển rồi bám vào các mạn tàu thuyền gỗ, hoặc các thân cây rồi phát triển.

Theo Hương Nguyễn (Tổng Hợp) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Đắt - Độc - Lạ

Xem Thêm