Loại cây được đồn thổi giúp tăng cường sinh lực đàn ông, giá cả triệu đồng/kg dân vẫn lùng mua

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Được coi là một loại cây dược liệu tốt cho sức khoẻ, đặc biệt cho sinh lý nam giới, vì vậy loại cây này được lùng mua với giá cao.

Loại cây này thường mọc hoang ở một số nơi thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La….

Loại cây này thường mọc hoang ở một số nơi thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La….

Chúng thuộc loại dây leo lâu năm, thân non có màu tím, cành non có cạnh, lá mọc đối, dày và cứng, cuống ngắn màu xanh lục.

Chúng thuộc loại dây leo lâu năm, thân non có màu tím, cành non có cạnh, lá mọc đối, dày và cứng, cuống ngắn màu xanh lục.

Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín có màu đỏ.

Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín có màu đỏ.

Tuy nhiên, bộ phận có giá trị nhất của loại cây này là rễ hay còn gọi là củ. (Ảnh: Xuân Dư).

Tuy nhiên, bộ phận có giá trị nhất của loại cây này là rễ hay còn gọi là củ. (Ảnh: Xuân Dư).

Củ ba kích chứa các thành phần có tác dụng chống viêm, hạ huyết áp, bổ thận tráng dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt.

Củ ba kích chứa các thành phần có tác dụng chống viêm, hạ huyết áp, bổ thận tráng dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt.

Đặc biệt trong Đông y, củ ba kích được sử dụng trong các trường hợp phong tê thấp, chân tay nhức mỏi, sinh dục yếu, kinh nguyệt không đều ở nữ và liệt dương, di tinh ở nam.

Đặc biệt trong Đông y, củ ba kích được sử dụng trong các trường hợp phong tê thấp, chân tay nhức mỏi, sinh dục yếu, kinh nguyệt không đều ở nữ và liệt dương, di tinh ở nam.

Củ ba kích tươi thường có giá từ 130-200 nghìn đồng/kg.

Củ ba kích tươi thường có giá từ 130-200 nghìn đồng/kg.

Củ ba kích khô có giá từ 900 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/kg.

Củ ba kích khô có giá từ 900 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/kg.

Đa số người tiêu dùng mua củ ba kích về để ngâm rượu vì nhiều người truyền tai nhau về tác dụng của rượu ba kích trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông.

Đa số người tiêu dùng mua củ ba kích về để ngâm rượu vì nhiều người truyền tai nhau về tác dụng của rượu ba kích trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông.

Nhận thấy giá trị của loại cây này, nhiều người đã nhân giống trồng với quy mô lớn để lấy củ. (Ảnh: Xuân Dư).

Nhận thấy giá trị của loại cây này, nhiều người đã nhân giống trồng với quy mô lớn để lấy củ. (Ảnh: Xuân Dư).

Đơn cử như gia đình ông Phạm Văn Sơn ở Vị Xuyên (Hà Giang) đã trồng 3ha ba kích, thu hơn 10 tấn củ, bán được cả tỷ đồng. (Ảnh: Xuân Dư).

Đơn cử như gia đình ông Phạm Văn Sơn ở Vị Xuyên (Hà Giang) đã trồng 3ha ba kích, thu hơn 10 tấn củ, bán được cả tỷ đồng. (Ảnh: Xuân Dư).

Ngoài bán củ tươi hoặc củ phơi khô, một số gia đình còn nấu củ ba kích thành cao để bán. (Ảnh: Xuân Dư).

Ngoài bán củ tươi hoặc củ phơi khô, một số gia đình còn nấu củ ba kích thành cao để bán. (Ảnh: Xuân Dư).

Giá bán khoảng 300 nghìn đồng/100g, tức là khoảng 3 triệu đồng/kg cao ba kích. (Ảnh: Xuân Dư).

Giá bán khoảng 300 nghìn đồng/100g, tức là khoảng 3 triệu đồng/kg cao ba kích. (Ảnh: Xuân Dư).

Từ loại cây mọc hoang trên rừng, cây ba kích đã trở thành loại cây dược liệu mang lại kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu. (Ảnh: Xuân Dư).

Từ loại cây mọc hoang trên rừng, cây ba kích đã trở thành loại cây dược liệu mang lại kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu. (Ảnh: Xuân Dư).

Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Đắt - Độc - Lạ

Xem Thêm