Kỳ lạ cây đa ở Điện Biên có hơn 100 tổ ong khoái, thu hàng tấn mật rừng/năm
Khoảng 15 năm nay, cây đa bỗng xuất hiện đàn ong khoái từ đâu về làm tổ, chi chít khắp các cành cây, mỗi năm thu về hàng tấn mật quý.
Những năm gần đây, mọi người truyền tai nhau về cây đa may mắn với hàng trăm tổ ong khoái “khổng lồ”. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Cây cao khoảng 50 mét, thân cây phải 5-6 người ôm mới vừa. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Trên cây, hàng trăm tổ ong treo lơ lửng trên khắp các cành cây. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Được biết, đây là ong khoái, một loại ong tự nhiên chỉ có trong rừng già, cho mật rất quý và đắt đỏ. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Anh Trịnh Hoài Nam, một thợ rừng tham gia khai thác mật ong ở cây đa này cho biết, năm nay có khoảng 120 tổ ong khoái ở cây. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
“Nhóm chúng tôi có 5 người tham gia khai thác, 3 người leo lên cây, 2 người ở dưới phụ tời mật xuống”, anh Nam nói. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Ngày đầu tiên, cả nhóm 5 người đóng thang để leo lên và bắt được 12 tổ ong. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Ngày thứ 2 tiếp tục khai thác được 23 tổ to, số còn lại đợi khoảng 15 ngày sau cho tổ lớn thêm và sẽ tiếp tục được khai thác. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
“Do cây cao khoảng 50 mét, thân cây to khoảng 5-6 người ôm mới xuể nên việc trèo lên rất khó khăn. Chúng tôi phải leo lên và ở trên cây từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều mới xuống”, anh Nam kể. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Với 35 tổ ong đã khai thác được khoảng 400kg mật cả tổ. Trung bình mỗi tổ hơn 10kg. Cả cây năm nay có khoảng 120 tổ ong. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Anh Vừ A Lồng, Bí thư Chi bộ bản Huổi Lướng, xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng (Điện Biên) cho biết, cây đa cổ thụ này nằm trên địa bàn của bản. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Không biết cây có từ bao giờ, khoảng 15 năm nay, ong khoái thi nhau về làm tổ trên cây, mang lại may mắn cho bà con trong bản. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
“Nhờ có cây đa may mắn này, người dân bản có thêm thu nhập từ việc bán các tổ ong trên cây cho thương lái lấy mật. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Khi đến mùa ong làm mật, cả bản đều chung tay bảo vệ, không ai lấy cho riêng mình. Mật ong khai thác được sẽ mang bán và chia tiền cho tất cả các hộ trong bản”, anh Lồng thông tin. (Ảnh: Bước chân vùng cao).
Không chỉ mang lại kinh tế, cây đa còn là biểu tượng may mắn nên mỗi khi đi qua khu vực này, người dân đều đến gốc đa cầu mong sự may mắn, bình an. (Ảnh: Bước chân vùng cao).