Giống lan đột biến vừa được tìm thấy ở vực thẳm tại Việt Nam có gì đặc biệt?
Được biết, đây là 1 trong 9 loại dược liệu trong loài lan.
Lan phi điệp đột biến có rất nhiều chủng loại nhưng dòng lan Hoàng Thảo Thạch Hộc Tía rất hiếm.
Hoa lan Hoàng Thảo Thạch Hộc Tía chỉ có màu xanh, vàng, tím (cánh hoa màu xanh ngà vàng và lưỡi họng màu tím viền trắng), hoặc màu xanh tuyền (hoa đột biến var alba rất hiếm).
Tuy nhiên, mới đây, một người dân ở Lào Cai đã tìm ra loài lan Hoàng Thảo Thạch Hộc Tía đột biến.
Theo chủ nhân của dòng lan này, cây lan Hoàng Thảo Thạch Hộc Tía đột biến tìm được ở một vách núi.
Những người dân tộc phải mắc dây cáp, leo xuống vực thẳm, rất nguy hiểm mới tìm ra được.
Nơi tìm thấy loài lan đột biến này là ở vực thẳm vùng biên giới Lai Châu, Điện Biên giáp với Lào (cửa khẩu Tây Trang).
Khi nhìn cây ta có thể nhận biết về sự đột biến của nó. Ngoài cánh đẹp khác thường thì mũi và 5 cánh của hoa trắng như tuyết.
Đã có rất nhiều người hỏi mua với giá cao nhưng chủ nhân của cây chưa bán.
Tiềm năng của dòng lan này rất lớn vì đây là 1 trong 9 loại dược liệu trong loài lan.
Thạch hộc tía là vị thuốc đa công dụng, cây thạch hộc có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân xương, bổ thận, trợ dương, ích vị sinh tân dịch.
Thạch hộc tía thuộc họ hoa lan, thường sống cộng sinh trên các cây gỗ lớn hoặc vách đá,kẽ đá.
Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh có địa hình núi đá vôi như Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lào Cai, Lai Châu...
Mùa Hoàng Thảo Thạch Hộc Tía nở hoa thường vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, ra hoa vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5. Hoa nở rải rác và dựa theo vùng miền nuôi trồng cây.
Độ dày hoa phụ thuộc vào cây to hay nhỏ, thường cần hoa ra ở mỗi mắt của thân cây.
Hoa mọc rất dày trên thân, thường mỗi thân sẽ có hoa khoảng 1/3 chiều dài của thân. Mỗi bông hoa có đường kính từ 2-3 cm (có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).