Chia sẻ

Nhà đầu tư chi hàng trăm triệu đồng gom Pi, pháp luật hiện hành quy định thế nào?

Sự kiện: Tiền điện tử
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sau khi Pi chính thức mở mạng, các hội nhóm đầu tư đồng tiền kỹ thuật số này tại Việt Nam trở nên sôi động với những tin tức mua bán Pi với giá cao.

Pi biến động mạnh khi được niêm yết

Pi là đồng tiền của dự án Pi Network, ra đời vào ngày 14/3/2019. Thời gian qua, Pi Network trở thành một trong những chủ đề "nóng" nhất trong ngành tiền điện tử, thu hút cả những luồng ý kiến tích cực lẫn tiêu cực.

Tuy nhiên, vào lúc 15h00 ngày 20/2/2025, đồng tiền kỹ thuật số Pi đã chính thức mở mạng và được niêm yết mức giá 2 USD/Pi và lên mức cao nhất 2,2 USD/Pi trước khi quay đầu giảm ở thời gian giao dịch sau đó.

Theo số liệu từ sàn giao dịch tiền mã hóa sáng tạo OKX (Hong Kong), tính đến 8h10 ngày 21/2, đồng Pi được giao dịch quanh mức giá 0,88 USD/Pi, khối lượng giao dịch đạt hơn 221 triệu Pi và giá trị giao dịch đạt hơn 250 triệu USD. Trên ứng dụng CH Play, ứng dụng đào Pi miễn phí cũng đã có tới hơn 100 triệu lượt tải về và trở thành một trong những ứng dụng đào tiền kỹ thuật số miễn phí gây chú ý nhất hiện nay.

Đồng Pi giao dịch sôi động trên sàn giao dịch tiền mã hóa sáng tạo OKX (Hong Kong) - Ảnh chụp màn hình

Đồng Pi giao dịch sôi động trên sàn giao dịch tiền mã hóa sáng tạo OKX (Hong Kong) - Ảnh chụp màn hình

Theo CCN, Pi Network gây chú ý nhờ được giới thiệu giúp người dùng khai thác tiền số mà không cần tiêu thụ nhiều năng lượng, chuyên môn kỹ thuật hoặc thiết bị đắt tiền.

Dù được đánh giá là thành công với các Pi thủ khai thác đồng tiền này miễn phí, tuy nhiên mức giá này thấp hơn đáng kể so với mức giá vài chục USD/Pi khi đồng tiền kỹ thuật số này giao dịch trên các hội nhóm kín, nền tảng nhỏ trước khi niêm yết chính thức.

Theo thông báo của đội ngũ Pi Network, tổng nguồn cung tối đa của Pi lên tới 100 tỷ Pi. Tuy nhiên, hiện chỉ có hơn 1,17 tỷ trong tổng số 6,1 tỷ token Pi được phép giao dịch ngay lập tức, phần còn lại sẽ bị khóa trong ví của người dùng trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Việc chỉ có một số lượng nhỏ được phép giao dịch khiến giá Pi biến động mạnh khi chính thức mở mạng và niêm yết trên các sàn giao dịch tiền điện tử.

Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi số tiền lớn gom Pi

Sau khi Pi mở mạng và niêm yết trên một số sàn giao dịch tiền điện tử, trên các hội nhóm tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số tại Việt Nam diễn ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi.

Bên cạnh những cách hướng dẫn thiết lập tài khoản để đào Pi miễn phí, có không ít bài viết chia sẻ muốn gom Pi với số lượng lớn. Theo đó, tài khoản Khánh Key cho biết đang muốn gom từ 10.000 đến 20.000 Pi với giá thấp hơn giá sàn niêm yết 3%. Với mức niêm yết 0,88 USD/Pi hiện nay, số tiền nhà đầu tư này phải bỏ ra để gom đủ số Pi như yêu cầu dao động từ 8.800 USD - 17.600 USD, tương đương 209 triệu đồng đến hơn 418 triệu đồng.

Nhà đầu tư chi hàng trăm triệu đồng gom Pi, pháp luật hiện hành quy định thế nào? - 2

Tương tự, tài khoản Nguyễn Trà My cũng cho biết bản thân muốn thu mua số lượng Pi với giá tốt nhất. Trong khi đó, nhà đầu tư Đức Mạnh cho biết muốn mua số lượng lớn Pi với mức giá 40.000đ/Pi,… Trong khi đó, một bộ phận người chơi lại quyết định "xả" Pi, với lý do cho rằng việc nắm giữ Pi tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, nên họ chọn bán càng sớm càng tốt.

Theo quy định pháp luật hiện hành, các tài sản kỹ thuật số, tiền ảo, trong đó có Pi không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) quy định đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo như là một phương tiện thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Nhà đầu tư chi hàng trăm triệu đồng gom Pi, pháp luật hiện hành quy định thế nào? - 3

Không chỉ bị xử phạt hành chính, hành vi dùng tiền ảo làm phương tiện thanh toán còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, qua đó việc phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả gây thiệt hại cho người khác từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định về việc xử lý đối với trường hợp mua bán tiền ảo thông qua các sàn giao dịch điện tử (Ví dụ như dùng tiền mặt để mua Bitcoin và bán Bitcoin để đổi lấy tiền mặt) mà chỉ quy định chế tài xử phạt đối với hành vi sử dụng tiền ảo như một phương tiện thanh toán.

Do đó, đối với việc mua bán tiền ảo bằng tiền mặt thì hiện nay pháp luật vẫn chưa ban hành quy định cấm, nên hoạt động này không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Việt Nam sắp có chính sách với tiền điện tử, tài sản kỹ thuật số?

Với việc giao dịch tiền điện tử, tài sản kỹ thuật số đang dần trở nên phổ biến trên thế giới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xin ý kiến các Bộ; Cơ quan ngang Bộ; Cơ quan thuộc Chính phủ;... về hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Theo đề xuất Trung tâm tài chính tại Việt Nam gồm: Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP HCM; Trung tâm tài chính quy mô khu vực tại TP Đà Nẵng.

Theo dự kiến, Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào tháng 5/2025 tới.

Pi Network trở thành một trong những chủ đề "nóng" nhất trong ngành tiền điện tử

Pi Network trở thành một trong những chủ đề "nóng" nhất trong ngành tiền điện tử

Tại Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, cơ quan soạn thảo đề xuất chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech).

Theo đó, Ủy ban quản lý, điều hành trung tâm tài chính có thẩm quyền cấp phép, quản lý, đánh giá tác động và quản trị rủi ro đối với sandbox trong hoạt động fintech, bao gồm cả sàn giao dịch đối với tài sản mã hoá, tiền mã hoá. Các giao dịch bằng tài sản mã hoá, tiền mã hoá trong trung tâm tài chính dự kiến được thực hiện từ ngày 1/7/2026.

Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều này, tập trung vào 5 nhóm vấn đề gồm các biện pháp về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa; các nội dung khác có liên quan đến quản lý, hoạt động của các giao dịch có liên quan tới hoặc thực hiện bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa.

Bên cạnh đó là biện pháp quản lý đối với các hoạt động “đào” tài sản mã hóa nhằm hạn chế rủi ro đối với an ninh năng lượng và môi trường; cách thức quản lý, xử lý đối với việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token tiện ích.

Chính phủ cũng cần có quy định về việc kiểm tra, chứng nhận mức độ bảo mật, an ninh, an toàn mạng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản mã hóa; cách thức quản lý, xử lý đối với việc phát hành, sở hữu và giao dịch các NFT…

Góp ý về việc này, Bộ Tài chính cho biết Việt Nam chưa có quy định về tài sản số, tiền số. Trong khi đó, việc quản lý tài sản này sẽ phải theo quy trình phát hành, sở hữu, giao dịch, cấp phép cung cấp dịch vụ, bảo mật thông tin... để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Lo ngại ảnh hưởng tới an ninh tài chính, Bộ Tài chính đề nghị cơ quan quản lý cần lấy thêm ý kiến Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý tiền tệ, bởi tài sản số, tiền số có thể được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Bộ này đề nghị sửa quy định theo hướng giao Chính phủ quy định việc triển khai thí điểm liên quan tới tiền số, tài sản số. Họ cũng kiến nghị bỏ thời gian thực hiện giao dịch bằng tiền số, tài sản số từ 1/7/2026.

Bộ Tài chính không đồng tình với đề xuất thí điểm giao dịch tiền số, tài sản số trong trung tâm tài chính từ tháng...

Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Tiền điện tử

Xem Thêm