Chia sẻ

6 kiểu tiết kiệm khiến người nghèo càng khổ

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tiết kiệm không phải cắt giảm mọi chi tiêu mà là chi tiêu thông minh.

Lãng phí lớn nhất không phải tiêu tiền mà là làm khó bản thân và khiến gia đình chịu thiệt.

Dưới đây là những kiểu tiết kiệm tưởng lợi mà lại gây hại.

Giữ mãi đồ cũ

Câu nói quen thuộc "Cái này còn dùng được, để lỡ sau này cần" khiến quần áo cũ chất đầy tủ, giày hỏng chật kệ, nồi niêu sứt mẻ chiếm góc bếp. Nhưng thực tế mọi người rất hiếm khi dùng lại chúng.

Đồ đạc không chỉ chiếm chỗ mà còn tốn công dọn dẹp, nhìn vào lại thêm mệt mỏi. Thay vì tích trữ, nên quyên góp hoặc thanh lý để dọn sạch không gian và giúp ích cho người khác.

Ảnh minh họa: post.smzdm

Ảnh minh họa: post.smzdm

Ăn đồ hỏng hoặc hết hạn vì sợ lãng phí

Bạn đã bao giờ cố ăn dù đã no hay ép mình ăn trái cây sắp hỏng chỉ vì "bỏ thì phí". Điều này không chỉ khiến bản thân khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cơ thể.

Để tránh lãng phí, nên mua sắm hợp lý, không tích trữ quá nhiều. Quan trọng nhất, ăn uống là để tận hưởng, không phải để cố nhồi nhét.

Mua đồ rẻ kém chất lượng

Thấy giảm giá hấp dẫn, bạn vội mua dù không cần. Nhưng sản phẩm nhanh hỏng, dùng không thoải mái, lại vẫn phải mua mới. Đặc biệt với đồ gia dụng hay quần áo, chọn đồ quá rẻ có thể gây bất tiện, thậm chí khó chịu vì chất liệu kém.

Một món đồ chất lượng tốt tuy giá cao hơn nhưng bền, sử dụng lâu dài vẫn tiết kiệm hơn so với mua đi mua lại.

Tiếc tiền ship khiến giữ lại món đồ vô dụng

Nhận hàng online không ưng ý nhưng ngại phí trả hàng, bạn nghĩ "thôi cứ để đấy". Kết quả, món đồ nằm chỏng chơ, vừa lãng phí vừa chiếm chỗ.

Thực tế, phí vận chuyển nhỏ hơn nhiều so với việc giữ một món đồ vô giá trị. Đừng để tâm lý tiếc rẻ khiến bản thân phải chứa chấp những món đồ không giá trị.

Luôn suy nghĩ "Để sau này có tiền rồi..."

Nhiều người nghĩ "Giờ tiết kiệm, sau này hưởng thụ", nhưng ai biết trước tương lai?

Bạn có tiền nhưng ngại mua máy rửa bát, tiếc tiền vé xem thần tượng, do dự chuyến du lịch vì giá vé. Cuối cùng, bạn kiệt sức cả tinh thần lẫn thể chất. Tiết kiệm là tốt, nhưng nếu đánh đổi niềm vui và sự thoải mái, liệu có đáng?

Nghĩ rằng tận hưởng là lãng phí

Nhiều bậc phụ huynh hay từ chối sự quan tâm của con, mua ghế massage thì chê "phí tiền", đi ăn nhà hàng lại bảo "đắt, vỉa hè ngon hơn".

Thực ra, tận hưởng không phải xa xỉ. Một bó hoa trang trí, thử món ăn mới hay đơn giản là thay bộ chăn ga êm ái hơn - những điều nhỏ bé ấy mang lại niềm vui mà không hề hoang phí.

Việc các ngân hàng vẫn đang neo lãi suất tiết kiệm ở mức cao ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 giúp những người có...

Theo Trang Vy (Theo post.smzdm) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thông tin thị trường

Xem Thêm