Tổng Bí thư: Toàn quốc dự kiến còn 34 tỉnh, thành phố

Thứ Sáu, ngày 28/03/2025 21:15 PM (GMT+7)
>> Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đà Nẵng - Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết các cơ quan tính toán sẽ giảm từ 63 tỉnh thành xuống còn 34, sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

Thông tin được Tổng Bí thư cho biết tại buổi gặp mặt hơn 300 cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu miền Trung - Tây Nguyên, chiều 28/3 tại TP Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975).

Theo người đứng đầu Đảng, dự kiến đầu tháng 4 Trung ương họp và tính toán các phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy. "Dự kiến ban đầu cả nước còn khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành hiện nay; kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện; sáp nhập còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường", Tổng Bí thư nói.

Ông cho hay Bộ Chính trị đang xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (không tổ chức cấp huyện) và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để trình Trung ương. Đề án này cũng bao gồm việc sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. Các tổ chức này sẽ trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sau khi Trung ương cho ý kiến, nội dung sẽ được trao đổi với các cấp ủy Đảng trực thuộc Trung ương, các tỉnh, địa phương và tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

Các công việc này nhằm tổ chức lại không gian phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an ninh quốc phòng với tầm nhìn đến năm 2045-2050 và xa hơn. Dự kiến, hệ thống tổ chức bộ máy hành chính sẽ được cơ cấu lại thành ba cấp: trung ương, tỉnh/thành phố và xã/phường.

Việc sáp nhập cũng hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn, chủ động tiếp cận người dân thay vì để người dân phải tìm đến chính quyền. Điều này tạo không gian phát triển kinh tế xã hội cho từng khu vực, hướng tới sự phồn vinh của đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, nói chuyện với cán bộ lão thành miền Trung - Tây Nguyên, TP Đà Nẵng ngày 28/3. Ảnh: Nguyễn Đông

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, nói chuyện với cán bộ lão thành miền Trung - Tây Nguyên, TP Đà Nẵng ngày 28/3. Ảnh: Nguyễn Đông

Tổng Bí thư cho biết hiện nay khoảng 80% quốc gia trên thế giới tổ chức hệ thống chính quyền ba cấp, trong khi Việt Nam là một trong hơn 10% các nước duy trì mô hình bốn cấp. Thực tế cho thấy có sự trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp hành chính. Nhiều việc Trung ương làm, tỉnh cũng thực hiện; tỉnh làm, huyện và xã cũng triển khai.

"Do vậy cần thiết phải sắp xếp lại theo hướng Trung ương làm thì tỉnh thôi, nếu tỉnh làm thì xã thôi và nếu xã làm thì tỉnh không làm nữa. Bộ máy tinh gọn phải thống nhất như vậy", Tổng Bí thư nói. Thay vào đó, Trung ương sẽ làm công tác chiến lược quốc gia, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; còn tỉnh phải triển khai những vấn đề cụ thể ở địa phương, đặc biệt là cấp xã.

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt tay thăm hỏi cán bộ lão thành miền Trung. Ảnh: Nguyễn Đông

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt tay thăm hỏi cán bộ lão thành miền Trung. Ảnh: Nguyễn Đông

Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò quan trọng nhất là chính quyền cấp xã, bởi đây là cấp cơ sở, trực tiếp tổ chức triển khai mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Nếu các nghị quyết không được thực hiện đến chi bộ, đảng viên và nhân dân thì chỉ mang tính hình thức.

Ông cho biết chính quyền cấp xã trước đây chưa được phân cấp, phân quyền đầy đủ, ít trách nhiệm về các vấn đề kinh tế xã hội; y tế, giáo dục do các cấp tỉnh, huyện đảm nhiệm; xã chủ yếu giải quyết thủ tục hành chính. Nay quy trình sẽ đảo ngược. "Cán bộ xã, cán bộ cơ sở phải thực sự nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, hiểu rõ những mong muốn, khó khăn và nhu cầu của người dân để chủ động giải quyết", Tổng Bí thư nói.

Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng. Đó là Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 52 địa phương còn lại thuộc diện phải sắp xếp, bao gồm cả 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc...

Theo Nguyễn Đông([Tên nguồn])
Tin bài cùng sự kiện Thời sự
(Lật để xem tiếp Bài cùng sự kiện)
(Lật để xem các tin tiếp theo)
(Lật để xem các tin tiếp theo)
Dành cho phái đẹp
Lên đầu trang