Chia sẻ

Thủ tướng: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới từ ngày 1-7

Sự kiện: Thời sự
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thủ tướng giao các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương về tổ chức, bộ máy bên trong của các sở, ngành, cơ quan chuyên môn

Chiều 14-4, kết luận phiên họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo, yêu cầu Bộ Nội vụ, các cơ quan tiếp tục rà soát, bổ sung các nhiệm vụ cần thực hiện để sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc

Về cơ sở pháp lý, Thủ tướng nêu rõ đề xuất Quốc hội dùng một luật để sửa nhiều luật có liên quan, trong đó có nội dung về tổ chức chính quyền địa phương, thẩm quyền của cấp xã, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Đối với Trung tâm phục vụ hành chính công tại cấp tỉnh, xã, Bộ Nội vụ được yêu cầu ban hành hướng dẫn để triển khai. Trong khi Bộ Khoa học và Công nghệ cần có hướng dẫn, thống nhất phần mềm để xử lý trên phạm vi cả nước và làm thủ tục hành chính không phụ thuộc địa giới; các tỉnh, thành phố thành lập trung tâm xúc tiến và kêu gọi đầu tư.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương về tổ chức, bộ máy bên trong của các sở, ngành, cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương. Về các thủ tục hành chính đang thuộc thẩm quyền của cấp huyện, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, đề xuất việc thực hiện cho cấp tỉnh, cấp xã.

Theo Thủ tướng, việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân, như việc đi học của các cháu học sinh. Đồng thời lưu ý quá trình sắp xếp cần bảo đảm tiến độ và chất lượng, tuân thủ quy định, nội dung nào thiếu quy định hoặc có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua thì giao Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo xử lý, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền. "Các cơ quan bám sát tình hình, kịp thời xử lý các vấn đề nổi lên, đồng thời bảo đảm công việc thường xuyên thông suốt"- Thủ tướng chỉ đạo tại phiên họp.

Thủ tướng cũng giao Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ động hướng dẫn, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương chuẩn bị sẵn sàng để 1-7-2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.

Cùng với đó, Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ sở vật chất, trụ sở các cơ quan sau khi sắp xếp, bảo đảm phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí, ưu tiên sử dụng cho y tế, giáo dục và mục đích công cộng.

Trước đó, Hội nghị Trung ương 11 họp từ ngày 10 đến 12-4 đã thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện; thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố; thống nhất sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Theo Nghị quyết 60, Việt Nam sẽ còn 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương sau khi 52 địa phương sáp nhập thành 23...

Theo Minh Chiến ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thời sự

Xem Thêm