Chia sẻ

Sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM sẽ có 168 đơn vị hành chính cấp xã

Sự kiện: Thời sự
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Theo đề án Ban Thường vụ Thành ủy  trình Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM, sau khi sắp xếp, sáp nhập ba tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu thì TP.HCM mới có 168 đơn vị hành chính cấp xã.

Chiều 15-4, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI (Hội nghị chuyên đề) diễn ra theo hình thức tập trung và thảo luận tại hội trường.

Ngay sau Hội nghị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM đã có thông cáo về kết quả hội nghị.

Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI (Hội nghị chuyên đề) Hội nghị diễn ra theo hình thức tập trung và thảo luận tại hội trường. Ảnh: THANH THÙY

Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI (Hội nghị chuyên đề) Hội nghị diễn ra theo hình thức tập trung và thảo luận tại hội trường. Ảnh: THANH THÙY

TP.HCM mới có 168 ĐVHC cấp xã sau sáp nhập

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy đã trình dự thảo đề án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Cụ thể, định hướng sắp xếp, hợp nhất 3 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh gồm: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP.HCM; trên cơ sở thực hiện hai nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Sau sắp xếp, TP.HCM sẽ là TP trực thuộc Trung ương, phát huy tiềm năng và lợi thế của 3 tỉnh, thành phố về diện tích đất đai, quy mô dân số, các kết quả tăng trưởng kinh tế, phấn đấu là một cực tăng trưởng mới của cả nước và Vùng Đông Nam Bộ trong thời gian sắp tới.

TP.HCM sau sắp xếp, hợp nhất có diện tích 6.772,65km2 (đạt 135,43% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 13.706.632 người (đạt 979,04% so với tiêu chuẩn), 168 ĐVHC trực thuộc, hình thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ.

Theo số liệu dự kiến, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 30 ĐVHC cấp xã. Bình Dương có 36 ĐVHC cấp xã và TP.HCM có 102 ĐVHC cấp xã.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 của 3 tỉnh, thành phố là 677.993 tỷ đồng. Số lượng cán bộ, công chức hiện có 22.878 người; viên chức có 132.110 người.

Thường trực HĐND TP.HCM mới chỉ định Chủ tịch HĐND cấp xã sau sắp xếp

Về phương án sắp xếp, hợp nhất của khối chính quyền, đề án của TP.HCM nêu rõ, với HĐND cấp thành phố, đại biểu HĐND của 3 tỉnh được hợp thành HĐND của đơn vị hành chính mới là TP.HCM và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021 - 2026. HĐND TP.HCM mới sẽ có 4 ban như mô hình các ban HĐND TP hiện nay.

HĐND TP.HCM mới bầu các chức danh của HĐND, UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và hoạt động cho đến khi HĐND TP khóa mới nhiệm kỳ 2026 - 2031 được bầu ra.

Với cấp xã, đại biểu HĐND các xã thuộc 3 tỉnh được hợp thành HĐND của đơn vị hành chính cấp xã mới theo số lượng, phương án sắp xếp, sáp nhập và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thường trực HĐND TP.HCM mới chỉ định Chủ tịch HĐND cấp xã sau sắp xếp.

Các phường thuộc TP.HCM thực hiện mô hình chính quyền địa phương sau khi sắp xếp, sáp nhập; tiếp tục không tổ chức HĐND theo quy định tại Nghị quyết số 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị.

Việc tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2026 - 2031 thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Chuyển chức năng Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương về TP.HCM

Với khối UBND: Thực hiện theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, gồm 15 đơn vị cấp sở (gồm: Văn phòng UBND, Sở Nội vụ, Thanh tra, Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Dân tộc - Tôn giáo, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở An toàn thực phẩm) và tương đương.

Giữ nguyên Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND.

Thực hiện sắp xếp Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao.

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Ngoại vụ TP.HCM.

Giải thể Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Dương, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Xây dựng TP.HCM

Đối với các đơn vị trực thuộc sở: Sáp nhập các đơn vị có chức năng tương đồng.

+ Các đơn vị sự nghiệp cấp TP: Sáp nhập các đơn vị có chức năng tương đồng.

+ Trước mắt đề xuất giữ nguyên các doanh nghiệp và các nguồn quỹ.

Sắp xếp các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện

Đề án cũng nêu rõ chuyển Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và Trường chuyên biệt về Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Chuyển các Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao, Thư viện, Nhà Thiếu nhi, Ban Quản lý các chợ, Ban Quản lý công viên về trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trú đóng.

- Sắp xếp đài truyền thanh cấp huyện theo hướng sáp nhập với Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao.

- Tổ chức lại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đổi tên thành Sở Nông nghiệp và Môi trường).

- Tổ chức lại Ban Quản lý Dự án khu vực cấp huyện thành Ban Quản lý dự án khu vực thuộc UBND cấp TP.

- Chuyển Ban Quản lý Bến xe về trực thuộc Sở Xây dựng (sau khi hợp nhất Sở Xây dựng với Sở Giao thông công chánh).

- Chuyển Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp về trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đổi tên thành Sở Nông nghiệp và Môi trường).

Nhập đảng bộ các cơ quan đảng 3 tỉnh

Về khối Đảng, sẽ sáp nhập đảng bộ các cơ quan đảng, Đảng bộ UBND, Đảng bộ Công an, Đảng bộ Quân sự, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng của 3 tỉnh, thành phố.

- Đề xuất giữ nguyên Đảng bộ Đại học Quốc gia TP.HCM cho đến khi có chỉ đạo của Trung ương.

- Đảng bộ Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu): Sẽ sắp xếp, chuyển về trực thuộc Đảng bộ Bộ Xây dựng (theo đề nghị của Bộ Xây dựng).

Kiến nghị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 98 đến năm 2030

Dự thảo đề án đề xuất phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính; phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính và giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện và phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Trên cơ sở phối hợp thực hiện xây dựng Đề án sắp xếp giữa 3 tỉnh, TP theo hướng dẫn của Trung ương, dự thảo Đề án đề xuất, kiến nghị Trung ương xem xét, chấp thuận tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 98 của về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển áp dụng cho TP.HCM sau khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh kéo dài thời gian thực hiện đến hết năm 2030.

 Đảng bộ TP.HCM đồng ý thông qua phương án sắp xếp 273 phường, xã, thị trấn hiện hữu còn 102 đơn vị cấp xã, trong đó có...

Theo THANH TUYỀN- LÊ THOA ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thời sự

Xem Thêm