Chia sẻ

Tiết lộ sốc về đề xuất khoáng sản mới Mỹ yêu cầu Ukraine ký, Kiev kiên quyết từ chối

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

3 quan chức cấp cao Ukraine nói với tờ Financial Times (FT) rằng Kiev sẽ không ký thỏa thuận khoáng sản mới. Một người nói đề xuất của Mỹ là “không công bằng”, trong khi một người khác thậm chí còn ví đây là “hành động cướp bóc”.

Thỏa thuận khoáng sản mới sẽ buộc Ukraine trao toàn bộ tài nguyên và doanh thu cho Mỹ. Ảnh: AFP.

Thỏa thuận khoáng sản mới sẽ buộc Ukraine trao toàn bộ tài nguyên và doanh thu cho Mỹ. Ảnh: AFP.

Theo tờ FT của Anh, Mỹ đang thúc ép Ukraine ký một thỏa thuận mới đầy tham vọng nhằm kiểm soát toàn bộ các nguồn khoáng sản và tài sản năng lượng của nước này. Mặt khác, Mỹ không đưa ra bất cứ cam kết đảm bảo an ninh nào cho Ukraine.

Đây được coi là động thái leo thang mạnh mẽ trong các yêu cầu của Washington so với những đề xuất trước đó.

Thỏa thuận bao trùm toàn bộ tài nguyên và năng lượng của Ukraine

Theo tờ FT, bản dự thảo thỏa thuận mới được Mỹ gửi tới Kiev có phạm vi rộng hơn nhiều so với thỏa thuận kinh tế chung mà hai bên đã đàm phán tháng trước. Đề xuất này là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm kết thúc  xung đột giữa Ukraine và Nga, đồng thời thu hồi hàng trăm tỷ USD viện trợ quân sự đã cung cấp cho Kiev.

Tuy nhiên, các quan chức cấp cao của Ukraine cảnh báo rằng thỏa thuận này có thể làm suy yếu chủ quyền của đất nước, khiến lợi nhuận chảy ra nước ngoài và làm gia tăng sự phụ thuộc của Ukraine vào Washington.

Bản dự thảo cho thấy chính quyền ông Trump đang ngày càng quyết liệt trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên giá trị của Ukraine 

Theo nội dung thỏa thuận, Mỹ muốn quyền kiểm soát không chỉ các tài nguyên khoáng sản, mà còn cả dầu khí và các tài sản năng lượng quan trọng trên khắp lãnh thổ Ukraine.

Washington đề xuất thành lập một hội đồng giám sát để quản lý một quỹ đầu tư chung. Quỹ này sẽ phân chia doanh thu từ các dự án khai thác dầu khí và khoáng sản giữa hai nước.

Đáng chú ý, Mỹ sẽ chỉ định 3 trong số 5 thành viên hội đồng, đồng nghĩa Washington nắm quyền phủ quyết hoàn toàn đối với các quyết định liên quan đến quỹ này.

Ngoài ra, dự thảo còn nêu rõ rằng “những đóng góp của Mỹ kể từ khi Nga tiến hành cuộc xung đột ở Ukraine năm 2022” sẽ được coi là “đóng góp vào quan hệ đối tác này”.

Ukraine phản đối mạnh mẽ, gọi đề xuất của Mỹ là ‘cướp bóc’

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nói với kênh Fox News hôm thứ Tư rằng ông tin thỏa thuận có thể được ký kết ngay trong tuần tới.

Tuy nhiên, 3 quan chức cấp cao của Ukraine nói với tờ FT rằng điều đó khó có thể xảy ra. Một người nói đề xuất của Mỹ là “không công bằng”, trong khi một người khác thậm chí còn ví đây là “hành động cướp bóc”. Một quan chức khác tiết lộ chính phủ Ukraine đã mời một nhóm cố vấn pháp lý vào cuộc để phân tích kỹ lưỡng tài liệu này, đồng thời chuẩn bị một đề xuất phản hồi.

Sự phản đối của Ukraine diễn ra trong bối cảnh chính quyền ông Trump gia tăng áp lực buộc Kiev phải nhượng bộ để đạt được một lệnh ngừng bắn.

Trong một cuộc họp tại Paris hôm 27/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ sự thất vọng trước việc Mỹ “liên tục” thay đổi các điều khoản trong thỏa thuận. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Kiev không muốn Washington nghĩ rằng họ hoàn toàn phản đối thỏa thuận này.

Mỹ đòi ưu tiên lợi ích, Ukraine chịu thiệt thòi lớn

Đề xuất mới của chính quyền Trump sẽ thay thế thỏa thuận trước đó giữa Kiev và Washington về việc cùng khai thác tài nguyên khoáng sản của Ukraine, vốn đã được nhất trí vào tháng trước.

Theo thỏa thuận cũ, Ukraine dự kiến đóng góp 50% lợi nhuận từ tài nguyên khoáng sản vào một quỹ chung. Tuy nhiên, thỏa thuận này chưa bao giờ được ký kết do cuộc gặp gỡ không thành công giữa ông Trump và ông Zelensky tại Nhà Trắng.

Trong đề xuất mới, các dự án thuộc quỹ đầu tư không chỉ bao gồm các dự án do chính phủ Ukraine thực hiện mà còn cả những dự án do các công ty được Kiev phê duyệt hoặc do các tổ chức nhà nước tiến hành.

Thỏa thuận cũng mở rộng sang các cơ sở hạ tầng liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường ống, cảng biển và nhà máy chế biến.

Đáng chú ý, toàn bộ số tiền thu được từ khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ được quy đổi trực tiếp sang ngoại tệ và được Mỹ chuyển ra khỏi Ukraine. Nếu có bất kỳ sự chậm trễ hoặc tranh chấp nào, Kiev sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Mỹ cũng sẽ được nhận “phí ưu tiên” ở mức 4%, nghĩa là trước khi lợi nhuận được chia cho Ukraine, Mỹ sẽ nhận một khoản thanh toán tương đương 4% doanh thu trước. Washington cũng có quyền ưu tiên trong các dự án cơ sở hạ tầng và quyền phủ quyết đối với việc bán tài nguyên cho bên thứ ba.

Ukraine lo ngại Mỹ nhắm đến cả hạ tầng hạt nhân

Dù đề xuất mới không bao gồm điều khoản Mỹ sở hữu cơ sở hạ tầng hạt nhân của Ukraine – một ý tưởng gây tranh cãi mà ông Trump đã đề cập tuần trước – các quan chức Ukraine vẫn lo ngại rằng vấn đề này có thể được đưa vào các vòng đàm phán trong tương lai.

Một quan chức am hiểu vấn đề tiết lộ rằng Mỹ từng đưa ra đề xuất này trong các cuộc thảo luận trước đó, nhưng cuối cùng đã loại bỏ khỏi phiên bản hiện tại của thỏa thuận.

Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận. Một phát ngôn viên của Bộ Tài chính Mỹ cho biết: “Washington vẫn cam kết nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận quan trọng này, đồng thời đảm bảo hòa bình lâu dài cho cả Ukraine và Nga”.

Kết thúc hội nghị diễn ra ở Paris hôm 27/3, Anh và Pháp không thể thuyết phục các nước đồng minh châu Âu và đối tác để...

Theo Đăng Nguyễn - FT ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Xung đột Nga - Ukraine

Xem Thêm