Chia sẻ

Quốc gia đầu tiên tuyên bố sẵn sàng đưa quân tới Ukraine đảm bảo an ninh

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thủ tướng Anh Keir Starmer hôm 16/2 thông báo Anh sẵn sàng “đóng vai trò tiên phong” trong việc đảm bảo an ninh cho Kiev và triển khai quân tới Ukraine trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình, một khi thỏa thuận ngừng bắn Nga – Ukraine được ký kết.

Thủ tướng Keir Starmer gặp gỡ các binh sĩ Anh vào tháng 8/2022. Ảnh: Stefan Rousseau/PA.

Thủ tướng Keir Starmer gặp gỡ các binh sĩ Anh vào tháng 8/2022. Ảnh: Stefan Rousseau/PA.

Theo báo Anh Telegraph, ông Starmer mô tả cuộc xung đột ở Ukraine là "ngàn năm mới xảy ra một lần" và là vấn đề "mang tính sống còn" đối với châu Âu.

“Anh sẵn sàng đóng vai trò tiên phong trong việc đẩy nhanh công tác đảm bảo an ninh cho Ukraine… Điều này cũng có nghĩa là sẵn sàng đóng góp vào việc đảm bảo an ninh cho Ukraine bằng cách triển khai quân đội nếu cần thiết”, ông Starmer cho biết.

"Tôi không nói điều đó một cách nhẹ nhàng. Tôi cảm thấy rất sâu sắc trách nhiệm đi kèm với khả năng đưa quân nhân Anh tới khu vực nguy hiểm”, ông nói thêm. “Nhưng bất kỳ vai trò nào trong việc đảm bảo an ninh cho Ukraine đều giúp đảm bảo an ninh cho lục địa của chúng ta và an ninh của chính Anh”.

Đây là lần đầu tiên ông Starmer đề cập khả năng Anh đưa quân tới Ukraine và cũng là quốc gia châu Âu đầu tiên sẵn sàng cho khả năng này kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy Nga – Ukraine ngừng bắn.

Ông Starmer đưa ra tuyên bố trong bối cảnh các lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp ở Paris, Pháp hôm 16/2 trong khuôn khổ cuộc họp khẩn cấp. Cuộc họp sẽ bàn về vai trò của châu Âu trong hỗ trợ Ukraine khi Tổng thống Mỹ Donald Trump xoay chiều chính sách đối với Nga – Ukraine.

Thúc đẩy châu Âu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine là một trong các ưu tiên của chính quyền ông Trump. Mỹ cũng khẳng định sẽ không tham gia vào nỗ lực này.

Tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Kiev cần ít nhất “200.000 binh sĩ châu Âu” để đảm bảo giám sát hiệu quả thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, theo báo Mỹ New York Times (NYT), châu Âu không có khả năng huy động số lượng binh sĩ lớn như vậy, ngay cả viễn cảnh triển khai 40.000 quân cũng là rất khó khăn.

Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc, Vassily Nebenzia đã nhấn mạnh vào tuần trước rằng không có lực lượng gìn giữ hòa bình nào có thể hoạt động hợp pháp nếu không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ám chỉ Mocsow có thể phủ quyết nếu cảm thấy không phù hợp.

Nhà ngoại giao cấp cao Nga, Rodion Miroshnik trước đó đã cảnh báo "bất kỳ lực lượng nào xâm nhập vào lãnh thổ Ukraine mà không có sự đồng ý và cho phép của Nga đều là mục tiêu quân sự hợp pháp”, theo RT.

Phái đoàn Ả Rập Saudi và Ukraine đã gặp nhau để thảo luận về hợp tác song phương, cũng như chuẩn bị cho chuyến thăm của...

Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Xung đột Nga - Ukraine

Xem Thêm