Ông Putin tuyên bố Nga có thể sẽ kết liễu quân đội Ukraine
Tổng thống Nga cho rằng người dân Ukraine cần nhận ra họ đã bị phương Tây lừa dối bằng giấc mơ gây "thất bại chiến lược" cho Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty
Trong cuộc gặp thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân Arkhangelsk (trang bị tên lửa siêu thanh Zircon) ngày 27/3, ông Putin khẳng định quân đội Nga đang chiếm thế thượng phong trên toàn chiến tuyến và sớm có thể "kết liễu" quân đội Ukraine.
Đồng thời, Tổng thống Nga cho rằng các nước châu Âu ủng hộ Kiev đang phá hoại nỗ lực ngoại giao giải quyết xung đột.
Ông Putin nhấn mạnh Moscow luôn muốn giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình nhưng bị phương Tây lừa dối và cản trở, từ thất bại của Thỏa thuận Minsk cho đến đàm phán hòa bình ở Istanbul năm 2022.
"Những người điều hành châu Âu... đã thuyết phục giới lãnh đạo Ukraine tiếp tục kháng cự vũ trang, thực chất là chiến đấu đến người Ukraine cuối cùng, nhằm gây thất bại chiến lược cho Nga", ông Putin nói.
Tổng thống Putin cáo buộc một số chính trị gia phương Tây - trong đó có cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson - đánh giá thấp quyết tâm của Nga, đồng thời cảnh báo không nên xem nhẹ năng lực quân sự nước này.
"Hẳn ông ấy [Boris Johnson] đã quên rằng có những người như các bạn - và vũ khí như tàu ngầm của các bạn", Tổng thống Nga nói với thủy thủ đoàn của tàu ngầm hạt nhân Arkhangelsk. "Có lẽ họ đã quên, hoặc đơn giản là không hiểu bản chất con người Nga”.
Nhà lãnh đạo Nga nhận định xung đột đang bước vào bước ngoặt và bày tỏ tin tưởng vào kết quả cuối cùng: “Trên mọi mặt trận, quân đội Nga đang nắm thế chủ động chiến lược. Trước đây tôi từng nói 'Chúng ta sẽ siết chặt họ' - giờ đã có cơ sở để tin rằng chúng ta sẽ kết liễu quân đội Ukraine. Khi đó, tôi nghĩ người dân Ukraine sẽ tự nhận ra sự thật”.
Dù có giọng điệu cứng rắn, ông Putin khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán hòa bình nếu nguyên nhân gốc rễ của xung đột được giải quyết.
"Chúng tôi ủng hộ giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình... Nhưng phải loại bỏ căn nguyên cuộc xung đột. Chúng ta phải đảm bảo an ninh cho Nga trong dài hạn”, ông Putin nói.
Moscow nhiều lần tuyên bố cởi mở với hòa đàm, nhưng nhấn mạnh cần một giải pháp lâu dài, ràng buộc pháp lý. Nga phản đối sự hiện diện của NATO tại Ukraine, yêu cầu Kiev phi quân sự hóa, bài trừ chủ nghĩa tân phát xít, giữ thế trung lập và công nhận các vùng của Ukraine mà Nga đã sáp nhập
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) coi Bắc Cực là bàn đạp cho các cuộc...