Loạt vũ khí chủ lực định hình chiến lược của Nga trong xung đột ở Ukraine

Thứ Hai, ngày 07/04/2025 21:30 PM (GMT+7)
>> Sự kiện: Xung đột Nga - Ukraine , Tin tức Nga, Thời sự thế giới
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Loạt vũ khí công nghệ cao từ UAV cảm tử Lancet đến tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik đang giúp Nga tái định hình chiến lược quân sự trong xung đột ở Ukraine.

Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

Ba năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Lực lượng Vũ trang Nga đã chứng kiến một cuộc cách mạng thực sự về công nghệ quốc phòng. Theo đài RT, hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến cùng các đột phá công nghệ lần lượt được triển khai trên chiến trường, góp phần định hình cục diện mới trong chiến tranh hiện đại.

Dưới đây là những hệ thống vũ khí tiêu biểu đã được Nga giới thiệu và đưa vào sử dụng trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine:

UAV cảm tử Lancet

Lần đầu xuất hiện tại Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế thường niên lần thứ 5 “Army-2019”, máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet sở hữu động cơ điện và thiết kế cánh chữ X đặc trưng, với tầm hoạt động lên đến 40km. Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự, dòng UAV này nhanh chóng được nâng cấp mạnh mẽ và trở thành một trong những vũ khí được săn đón nhất.

Ngoài phiên bản Lancet-1 nguyên bản, Nga đã phát triển thêm Lancet-3 với tầm bay lên tới 70km. Hệ thống điều khiển cũng được hiện đại hóa, đồng thời dây chuyền sản xuất hàng loạt được triển khai ngay sau đó.

UAV Lancet nâng cấp của Nga. Nguồn: TWITTER/RT

UAV Lancet nâng cấp của Nga. Nguồn: TWITTER/RT

Trên thực địa, UAV Lancet phát huy hiệu quả cao trong tác chiến phản pháo, tiêu diệt các lựu pháo do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện trợ cho Ukraine với tầm bắn khoảng 40km. Nhờ khả năng trinh sát và tấn công tích hợp, dòng UAV này định vị chính xác và đánh trúng mục tiêu then chốt. Mang theo đầu đạn nặng tới 3kg, Lancet đặc biệt hiệu quả trong việc vô hiệu hóa xe bọc thép hạng nhẹ và binh sĩ đối phương.

Việc được tăng tốc sản xuất hàng loạt trong ba năm qua đã biến Lancet thành lựa chọn chủ lực trên chiến trường, giúp Nga tấn công hiệu quả vào pháo binh, hệ thống phòng không và nhiều khí tài quân sự khác của Ukraine, kể cả sâu trong lãnh thổ đối phương.

FPV: Cách mạng chiến trường từ UAV góc nhìn thứ nhất

Cuộc “cách mạng UAV” hiện nay phần lớn bắt nguồn từ việc phổ biến rộng rãi các drone điều khiển qua góc nhìn thứ nhất (gọi là FPV). Điều khiển qua kính thực tế ảo chuyên dụng, các binh sĩ vận hành dòng FPV nhỏ gọn từ xa, mang theo thuốc nổ, mìn lõm hoặc đạn phân mảnh. Việc làm chủ loại khí tài này đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao cùng kinh nghiệm chiến đấu thực tế.

Nhờ sử dụng tín hiệu radio, FPV có thể hoạt động trong phạm vi vài km, cho phép thực hiện các đòn đánh chính xác vào công sự, xe bọc thép và sinh lực đối phương. Tính cơ động cao cùng khả năng triển khai linh hoạt trên diện rộng đã biến FPV thành một khí tài chiến đấu độc lập, đặt nền móng cho sự ra đời của một binh chủng hoàn toàn mới – lực lượng UAV.

Ngay sau khi chiến dịch quân sự bắt đầu, các xưởng sản xuất FPV tự phát trong nội bộ các đơn vị chiến đấu của Nga đã hình thành, trước khi ngành công nghiệp quốc phòng Moscow tiếp quản quy trình sản xuất. Đến nay, Nga đã sản xuất đủ số lượng và chủng loại FPV để đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện đại.

Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của FPV nằm ở việc phụ thuộc vào sóng radio – dễ bị đánh chặn và gây nhiễu. Để khắc phục, Nga đang nghiên cứu hai giải pháp đột phá: tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và điều khiển bằng cáp quang.

FPV tích hợp AI được trang bị máy tính mini, tự động nhận diện và dẫn đường tới mục tiêu mà không cần người điều khiển. Trong khi đó, FPV sử dụng cáp quang duy trì kết nối an toàn bằng sợi cáp mỏng kéo theo từ UAV. Cách điều khiển này miễn nhiễm hoàn toàn với nhiễu sóng nhưng bị giới hạn về mặt cơ động.

Những dòng UAV tiên tiến đầu tiên thuộc thế hệ này đã được triển khai tại tiền tuyến từ năm 2024, góp phần quan trọng trong việc cắt đứt tuyến hậu cần của Ukraine tại thị trấn Sudzha (tỉnh Kursk của Nga).

Bom được trang bị modun UMPK

Ngay sau khi mở chiến dịch quân sự, Nga đã đẩy nhanh sản xuất modun dẫn đường và cánh nâng hợp nhất (UMPK) – cho phép biến bom rơi tự do truyền thống thành vũ khí chính xác cao.

UMPK bao gồm cánh gập, hệ thống điều khiển độ cao và hướng bay cùng công nghệ dẫn đường thông minh. Chỉ cần gắn bộ "ngoại thất thông minh" này, một quả bom thường có thể trở thành vũ khí tấn công chính xác trong bán kính vài mét so với mục tiêu.

Cận cảnh một quả bom lượn FAB-1500 được trang bị modun UMPK. Ảnh: TURBOSQUID

Cận cảnh một quả bom lượn FAB-1500 được trang bị modun UMPK. Ảnh: TURBOSQUID

Ban đầu, UMPK chỉ áp dụng cho bom 500 kg. Tuy nhiên, tới mùa thu năm 2023, bom lượn FAB-1500 nặng 1.500 kg tích hợp UMPK đã xuất hiện trên chiến trường.

Đầu năm 2024, loại bom này được sử dụng rộng rãi tại chiến tuyến Avdiivka (Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng), cho phép không quân Nga đánh phá hệ thống phòng ngự kiên cố mà không cần tiến sát khu vực có phòng không của Kiev.

Tới tháng 2-2024, Bộ Quốc phòng Nga nối lại sản xuất bom phi hạt nhân mạnh nhất hiện có – dòng FAB-3000 nặng tới 3 tấn. Loại bom này cũng được tích hợp UMPK và được sử dụng trên chiến trường.

UAV Geran: Vũ khí tầm xa hiệu quả

Từ mùa thu năm 2022, Nga bắt đầu triển khai UAV cảm tử Geran. Sử dụng thiết kế khí động học "cánh bay" cùng động cơ piston đẩy, Geran có tốc độ trung bình (150-170 km/giờ) nhưng tầm hoạt động lên tới 2.000 km. Nhờ vậy, dòng UAV này có thể tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.

UAV Geran-2 Nga tập kích Ukraine tháng 10-2022. Ảnh: AFP

UAV Geran-2 Nga tập kích Ukraine tháng 10-2022. Ảnh: AFP

Geran có thể bay theo quỹ đạo phức tạp, phá rối hệ thống phòng không đối phương khi phóng hàng loạt. Không chỉ làm "chim mồi", Geran còn đánh trúng hạ tầng lưỡng dụng, cơ sở quân sự và kho vũ khí.

Nhờ sản xuất nhanh với số lượng hàng chục đến hàng trăm chiếc mỗi tháng, dòng UAV này giúp Nga xuyên thủng lớp phòng không Ukraine và thực hiện hiệu quả mục tiêu chiến dịch.

Tên lửa siêu vượt âm Zircon

Ngày 29-2-2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu công bố việc sử dụng thực chiến tên lửa siêu vượt âm Zircon trong Thông điệp Liên bang.

Theo nguồn tin phương Tây, Nga đã phóng Zircon từ bán đảo Crimea về thủ đô Kiev của Ukraine, đánh dấu lần đầu tiên loại tên lửa này tấn công mục tiêu trên mặt đất.

Nga thử tên lửa hành trình siêu thanh Zircon hôm 28-5. Ảnh: RUSSIAN DEFENSE MINISTRY PRESS SERVICE

Nga thử tên lửa hành trình siêu thanh Zircon hôm 28-5. Ảnh: RUSSIAN DEFENSE MINISTRY PRESS SERVICE

Ban đầu, Zircon được thiết kế làm tên lửa chống hạm cho tàu chiến và tàu ngầm, nhưng sau đó được phát triển thêm phiên bản tấn công mặt đất.

Tên lửa đạt tốc độ Mach 8 (hơn 9.878 km/giờ) và có tầm bắn trên 1.000 km, cho phép Nga đánh sâu vào hậu phương Ukraine. Nhờ tương thích với bệ phóng cơ động trên đất liền, Zircon có thể nhanh chóng triển khai ở bất kỳ mặt trận nào, củng cố sức mạnh hải quân lẫn khả năng tấn công chiến lược.

Tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik

Ngày 21-11-2024, Nga lần đầu khai hỏa tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik tại thao trường Kapustin Yar, tấn công trực tiếp Nhà máy Chế tạo máy phương Nam (Yuzhmash) - một trong những tổ hợp công nghiệp quốc phòng lớn và nổi tiếng nhất của Ukraine, đặt tại TP Dnipro (miền trung Ukraine).

Với đầu đạn thông thường, vụ tấn công đánh dấu bước phát triển mới trong năng lực tên lửa chiến lược của Nga.

Ukraine trưng bày những bộ phận được cho là thuộc về quả tên lửa Oreshnik đã tấn công nhà máy quốc phòng tại TP Dnipro hôm 19-11. Ảnh: AFP

Ukraine trưng bày những bộ phận được cho là thuộc về quả tên lửa Oreshnik đã tấn công nhà máy quốc phòng tại TP Dnipro hôm 19-11. Ảnh: AFP

Oreshnik là hệ thống phóng cơ động, sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn mang nhiều đầu đạn có khả năng tấn công độc lập, đạt tốc độ tới Mach 10 (hơn 12.300 km/giờ), tức là gấp khoảng 10 lần tốc độ âm thanh.

Tầm bắn ước tính từ 800 đến 5.000 km, cho phép Nga phóng từ lãnh thổ mình nhưng vẫn đánh trúng mục tiêu trên toàn châu Âu – mà không cần dùng tới vũ khí hạt nhân. Với tốc độ và khả năng phân tách mục tiêu, các hệ thống phòng thủ hiện nay gần như bất lực trước Oreshnik, theo RT.

Danh sách trên chưa thể bao quát toàn bộ vũ khí và trang thiết bị mới được Nga đưa vào biên chế trong cuộc xung đột tại Ukraine. Nhiều hệ thống khác có thể kể đến như pháo tự hành Koalitsiya-SV, lựu pháo bánh lốp Malva, các loại xe cơ động cao, vũ khí chống tăng, bom dẫn đường chính xác cho không quân và tên lửa không đối không tầm xa R-37M.

“Tôi không thích việc ném bom”, ông Trump nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một.

Theo DƯƠNG KHANG([Tên nguồn])
Thế giới - Ông Zelensky "trách" Mỹ
Ông Zelensky "trách" Mỹ
Tổng thống Ukraine Zelensky cho rằng Mỹ phản ứng “chưa đủ” khi quân đội Nga liên tục tập kích nhiều vị trí ở Ukraine.
Tin bài cùng sự kiện Xung đột Nga - Ukraine
(Lật để xem tiếp Bài cùng sự kiện)
(Lật để xem các tin tiếp theo)
(Lật để xem các tin tiếp theo)
Dành cho phái đẹp
Lên đầu trang