Chia sẻ

Hiện tượng hiếm thấy ở Trung Quốc sau đòn thuế của Tổng thống Mỹ Trump

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cao Mingjie chưa từng đầu tư cổ phiếu trước "Ngày giải phóng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhà thiết kế nội thất ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc này thay đổi quyết định sau ngày 2/4, khi nhà lãnh đạo Mỹ công bố “thuế đối ứng”.

Mong muốn thể hiện đoàn kết với Bắc Kinh, Cao quyết định sẽ đầu tư 2.000 nhân dân tệ (274 USD) vào thị trường chứng khoán mỗi tháng. "Mục tiêu không phải là kiếm tiền, mà để đóng góp cho đất nước tôi", Cao nói với Reuters.

Nhà thiết kế này cho biết anh đã mở tài khoản giao dịch sau khi thị trường cổ phiếu Trung Quốc lao dốc vì việc Mỹ tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc. Trong cuộc chiến thương mại này, "mọi cá nhân nên sát cánh cùng đất nước đến cùng", Cao nói.

Giống như Cao, nhiều nhà đầu tư lẻ đang tham gia "đội ngũ quốc gia" được nhà nước hậu thuẫn để bảo vệ thị trường chứng khoán, các nhà giao dịch và môi giới cho biết.

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Các nhà đầu tư tập trung vào những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì đòn thuế của Mỹ, bao gồm quốc phòng, tiêu dùng và chất bán dẫn.

Lòng yêu nước nhiệt thành là điều ít thấy ở các nhà đầu tư nhỏ, vì đội ngũ này thường chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền. Vì vậy, những thay đổi hiện nay là tín hiệu đáng mừng với Chính phủ Trung Quốc, khi họ đang nỗ lực ngăn chặn sự hoảng loạn do chiến tranh thương mại gây ra và ổn định thị trường vốn.

Kể từ cuộc tháo chạy ngày 4/4, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã nhận được 45 tỷ nhân dân tệ tiền từ ngành bán lẻ, theo dữ liệu của hãng thông tin tài chính Datayes. Trước “Ngày giải phóng” của ông Trump, tổng cộng 91,8 tỷ nhân dân tệ bị rút khỏi thị trường tài chính Trung Quốc trong 6 phiên liên tiếp.

Trước đây, các nhà đầu tư tư nhân và nhà nước rất mâu thuẫn khi thị trường sụp đổ năm 2015 và sau đó là chiến dịch của các cơ quan quản lý Trung Quốc nhằm siết chặt kiểm soát các tập đoàn công nghệ như Alibaba.

Nhưng giờ đây, lợi ích của họ dường như đã gặp nhau, khi Mỹ áp thuế nhập khẩu rất cao mà Trung Quốc gọi là "bắt nạt", dù một số nhà đầu tư chỉ đơn thuần là chớp cơ hội và kiếm tiền từ việc Bắc Kinh can thiệp nhanh chóng và quyết liệt vào thị trường.

Khi cổ phiếu Trung Quốc giảm 7% hôm 7/4, các đơn vị đầu tư được nhà nước hậu thuẫn tuyên bố sẽ mua thêm cổ phiếu, các công ty môi giới hàng đầu nước này cam kết ổn định giá và một loạt công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu.

Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thúc giục các quan chức chính phủ tăng cường nỗ lực ổn định thị trường chứng khoán. Nhờ đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng 8% so với mức thấp nhất 7 tháng vào đầu tháng 4 này.

Trong khi đó, cổ phiếu Mỹ giảm hơn 8%.

"Chúng tôi cho rằng thị trường cổ phiếu A của Trung Quốc có tầm quan trọng chiến lược hơn", Meng Lei, chiến lược gia cổ phiếu Trung Quốc tại hãng chứng khoán UBS Securities đánh giá. Ông cho biết, các khoản đầu tư trong phong trào yêu nước đã "cải thiện đáng kể tâm lý của giới đầu tư".

Giữ lại là yêu nước

Zhou Lifeng, người Ninh Hạ, vùng Tây Bắc Trung Quốc, cho biết sẽ tiếp tục đổ thêm tiền vào cổ phiếu kể cả phải chịu lỗ.

"Yêu nước nghĩa là giữ lại cổ phiếu đã mua”, Zhou, một người leo núi, cho biết. Zhou cho biết anh chủ yếu sở hữu cổ phiếu tiêu dùng và quốc phòng trị giá 3 triệu tệ và còn 7 triệu tệ trong quỹ của mình.

Shu Hao, một quản lý nhà hàng, cho biết anh cũng đã đầu tư vài triệu tệ vào cổ phiếu Trung Quốc và anh làm điều này để tham gia nỗ lực hỗ trợ các hãng xuất khẩu đỡ bị tổn thương trong cuộc chiến thương mại.

JD.com, Freshippo của Alibaba, chuỗi quản lý siêu thị CR Vanguard và Yonghui Superstores đã công bố biện pháp hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường trong nước.

"Mọi người đang thể hiện lòng yêu nước theo nhiều cách khác nhau", Shu nói và cho biết anh đã mua cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng - những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến thuế quan.

Nhờ đó, giá cổ phiếu tiêu dùng và chip trên thị trường tài chính Trung Quốc đã tăng kể từ "Ngày giải phóng" của ông Trump, còn ngành cổ phiếu ngành du lịch và nông nghiệp cũng phục hồi nhanh chóng.

Các quỹ giao dịch nhận được rất nhiều tiền. Kể từ đợt rút vốn ngày 7/4, các quỹ ETF của Trung Quốc đã nhận được hơn 230 tỷ tệ, đẩy tổng quy mô của ngành này lên hơn 4 nghìn tỷ tệ, lần đầu tiên trong lịch sử.

Diễn biến này báo hiệu nguy cơ đổ vỡ trong chuỗi cung ứng hàng không giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Thu Loan - Reuters ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Tin tức Trung Quốc

Xem Thêm