Chia sẻ

Người Ukraine thất vọng

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một số người dân Ukraine bày tỏ sự nhẹ nhõm vì chiến tranh có thể sắp kết thúc trong khi những người khác lo ngại xung đột có thể quay trở lại vào một ngày nào đó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã có cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Shutterstock/EPA.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã có cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Shutterstock/EPA.

Người Ukraine bi quan

Theo báo Anh Guardian, điều đầu tiên Olena Litovchenko nghĩ đến khi cô đọc tin tức về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin là cuối cùng đã đến lúc cô phải rời khỏi Ukraine.

“Cảm giác như Ukraine đang bị chơi xỏ vậy”, Litovchenko, cư dân sinh sống ở Kiev và đã ở lại thủ đô suốt gần 3 năm xung đột, nói với báo Anh.

Tin rằng viễn cảnh Ukraine thất bại sẽ đến gần hơn sau cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin, Litovchenko nghĩ mình cần phải rời đi, vì lợi ích của con gái.

“Nhưng sau đó sẽ đi đâu? Châu Âu chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng từ Nga. Hay là đến Úc? Tôi không biết. Tôi cảm thấy tức giận và bị phản bội”, Litovchenko nói.

Theo quan sát của phóng viên báo Anh, sự tức giận và thất vọng là những cảm xúc chung của người dân Kiev sau khi họ biết thông tin về cuộc điện đàm. 3 tháng kể từ chiến thắng bầu cử của ông Trump, nhiều người ở Ukraine vẫn nuôi hi vọng rằng mọi thứ sẽ không quá tệ.

Họ từng nghĩ bằng một cách nào đó, ông Trump sẽ tích cực ủng hộ ông Zelensky, xoay chuyển cuộc xung đột theo hướng có lợi cho Ukraine.

Nhưng hi vọng của họ được cho là tan biến. Người Ukraine đọc được các thông tin rằng Nga và Mỹ sẽ chủ yếu quyết định kết cục xung đột còn vai trò của Ukraine bị gạt sang một bên. Đội ngũ của ông Trump tuyên bố Kiev không thể gia nhập NATO và không thể khôi phục lãnh thổ Ukraine như trước năm 2014.

Vai trò của Ukraine bị hạ thấp

Lá cờ Mỹ, Anh, Đan Mạch và Ukraine được dựng tại đài tưởng niệm ở Quảng trường Độc lập, thủ đô Kiev, Ukraine, vào ngày 5/2/2025. Ảnh: AFP.

Lá cờ Mỹ, Anh, Đan Mạch và Ukraine được dựng tại đài tưởng niệm ở Quảng trường Độc lập, thủ đô Kiev, Ukraine, vào ngày 5/2/2025. Ảnh: AFP.

Những phát biểu của ông Trump đã “dội gáo nước lạnh” vào những người ủng hộ Ukraine, nhà báo Ukraine Oleh Pavlyuk, làm việc cho trang tin Evropeiska Pravda, nói. Pavlyuk cho rằng ông Trump đã xóa bỏ hai trụ cột chính của chính sách đối ngoại của Mỹ với Ukraine. Đó là ưu tiên sự tương tác giữa Washington và Kiev cũng như cho phép Ukraine tự quyết định khi nào hòa bình cần phải được nối lại.

Vào một ngày mùa đông lạnh xen kẽ nắng ấm ở Kiev hôm 13/2, tâm trạng của người Ukraine nhìn chung khá u ám, theo báo Anh. “Tôi cảm thấy thất vọng và tức giận. Không có gì chắc chắn rằng cuộc chiến này sẽ kết thúc với chúng tôi, bởi vì ông Trump không coi chúng tôi là một bên bình đẳng trong các cuộc đàm phán”, Oleksii, 34 tuổi, làm việc cho một công ty công nghệ thông tin, nói.

Serhii, một quân nhân 39 tuổi đang trong thời gian nghỉ phép, cho biết anh không mấy tin tưởng vào khả năng ông Trump dàn xếp một thỏa thuận có lợi cho Ukraine. “Chúng tôi đã thấy ông ấy như thế nào trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Ông ấy đưa ra quyết định có lợi cho Nga”, Serhii nói.

Giống như nhiều người khác, Serhii có cảm xúc lẫn lộn về việc hòa bình sắp được tái lập, lo ngại xung đột sẽ trở lại vào một ngày nào đó.

"Một mặt, tôi phản đối đàm phán vì mọi người lo ngại Nga sẽ tấn công trở lại trong vài năm tới. Mặt khác, chúng ta phải đàm phán, nhưng theo các điều khoản của Ukraine. Nếu không, chúng tôi đang chiến đấu vì điều gì? Ukraine đã phải trả giá để nhận lại gì?”, Serhii nói thêm.

Số khác bày tỏ sự hi vọng, rằng bất cứ thỏa thuận hòa bình nào cũng tốt hơn là tiếp tục chiến tranh. Roman, một đầu bếp 20 tuổi, cho rằng các nỗ lực chấm dứt xung đột lẽ ra phải được bắt đầu sớm hơn. “Tôi vui mừng vì các bên đã bắt đầu tìm thấy tiếng nói chung, mặc dù tôi sợ Ukraine phải trả giá", Roman nói với báo Anh.

Cuộc điện đàm "dài và hiệu quả" giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã làm dấy lên lo...

Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Xung đột Nga - Ukraine

Xem Thêm