Chia sẻ

4 chìa khóa mở ra thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Giới chuyên gia gợi ý cách tiếp cận cho 4 vấn đề nan giải đang cản trở thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine.

Việc cân bằng giữa đảm bảo chủ quyền của Ukraine với yêu cầu của Nga về bảo đảm an ninh cho Nga dự kiến sẽ là phần khó khăn nhất của bất kỳ cuộc đàm phán nào

Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn nhìn ra những cơ hội dung hòa yêu cầu của hai bên, mở ra thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine.

Thỏa hiệp về lãnh thổ

Trong khi Ukraine tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận bất kỳ thay đổi nào đối với biên giới của mình thì Nga không chỉ muốn lấy khoảng 20% lãnh thổ Ukraine mà Nga đã kiểm soát mà còn cả những khu vực do Ukraine nắm giữ ở bốn tỉnh (gồm Zaporizhia, Kherson, Luhansk, Donetsk) mà lực lượng nước này không kiểm soát hoàn toàn.

Theo The New York Times, một giải pháp thỏa hiệp khả thi là ngừng giao tranh.

Theo đó, Nga vẫn giữ quyền kiểm soát các khu vực mà họ đã chiếm được nhưng ngừng chiến đấu để giành thêm. Còn Ukraine và phương Tây không chính thức công nhận việc sáp nhập 4 tỉnh Ukraine vào Nga, ngay cả khi Nga vẫn giữ nguyên các yêu sách lãnh thổ đó.

Lực lượng đặc nhiệm Ukraine trong cuộc tập trận ở khu vực Donbass tuần trước. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Lực lượng đặc nhiệm Ukraine trong cuộc tập trận ở khu vực Donbass tuần trước. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Giữa hai bên sẽ có một thỏa thuận quy định rằng các tranh chấp lãnh thổ sẽ được giải quyết một cách hòa bình tại một thời điểm nào đó trong tương lai, chẳng hạn như 10 hoặc 15 năm, như các nhà đàm phán Ukraine đã đề xuất về tình trạng của Crimea trong các cuộc đàm phán hòa bình năm 2022.

Điều đáng chú ý nữa là tỉnh Kursk (Nga). Hiện Ukraine nắm trong tay khoảng 517 km2 lãnh thổ tỉnh Kursk trong khi Nga bác bỏ ý tưởng rằng Ukraine có thể sử dụng vùng đất này làm con bài mặc cả trong bất kỳ cuộc đàm phán nào.

Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán bắt đầu trước khi Nga đánh đuổi được lực lượng Ukraine khỏi khu vực này, Ukraine vẫn có thể tìm ra cách để đổi lấy sự nhượng bộ từ Nga bằng cách rút lui khỏi Kursk.

Tư cách thành viên NATO và EU của Ukraine

Ukraine đã khẳng định rằng an ninh tương lai của mình cũng quan trọng không kém việc giành lại lãnh thổ từ tay Nga, nghĩa là Ukraine phải được bảo vệ khỏi một cuộc tấn công tiềm tàng từ Nga. Theo Kiev, việc trở thành thành viên NATO là chìa khóa cho sự bảo đảm an ninh này.

Còn phía Nga cho rằng viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO là mối đe dọa hiện hữu đối với an ninh của Nga, do đó, Moscow cực lực phản đối ý tưởng này.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nói rõ rằng Mỹ không ủng hộ Ukraine vào NATO và viễn cảnh Ukraine trở thành thành viên liên minh này là điều không thực tế.

Còn việc để ngỏ một con đường cho Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) có thể được coi là một sự thỏa hiệp. Trước khi các cuộc đàm phán hòa bình năm 2022 thất bại, các nhà đàm phán Nga đã đồng ý rằng có thể chấp nhận tư cách thành viên của Ukraine trong EU.

Đảm bảo an ninh

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra đề xuất triển khai 200.000 quân nước ngoài đến Ukraine để bảo vệ bất kỳ lệnh ngừng bắn nào. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng phương Tây không thể cung cấp cho Ukraine một lực lượng lớn như vậy.

Tuy nhiên, Nga cũng muốn có sự bảo đảm an ninh của riêng mình để chắc chắn rằng Ukraine sẽ không cố gắng xây dựng lại năng lực quân sự và chiếm lại các vùng đất mà Nga đang kiểm soát. Nga muốn giới hạn quy mô quân đội Ukraine và cấm quân đội nước ngoài vào Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để khởi động các thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để khởi động các thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Việc dung hòa hai quan điểm này được cho là điều khó khăn nhất của bất kỳ cuộc đàm phán nào. Một nhóm chuyên gia do GS Marc Weller, chuyên về luật quốc tế tại ĐH Cambridge (Anh) chuyên về đàm phán hòa bình, dẫn dắt đã soạn thảo một thỏa thuận tiềm năng, hình dung về sự thỏa hiệp: triển khai một lực lượng quốc tế nhỏ gồm 7.500 người do các quốc gia được cả Nga và Ukraine chấp nhận để giữ gìn hòa bình ở tuyến đầu.

Đề xuất của ông Weller gợi ý rằng sẽ có các biện pháp trừng phạt ngay lập tức đối với cả hai bên nếu họ tái khởi động các hành động thù địch. Thỏa thuận này sẽ cho phép Ukraine tổ chức các cuộc tập trận chung hạn chế với các quốc gia khác và hợp tác với họ về sản xuất vũ khí và huấn luyện quân sự.

Theo kịch bản đó, sẽ không có sự triển khai thường trực của quân đội nước ngoài tại Ukraine nhưng Ukraine có thể tiếp nhận một số lượng nhỏ nhân viên kỹ thuật.

Cơ chế ngừng bắn

Sự bền vững của thỏa thuận hòa bình nào đều phụ thuộc vào các điều khoản cơ bản của một thỏa thuận ngừng bắn.

Ông Thomas Greminger, cựu nhà ngoại giao Thụy Sĩ từng tham gia giám sát lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine sau năm 2015, nêu ra ba vấn đề chính.

Đầu tiên là thống nhất về đường ranh giới phân cách Nga với lãnh thổ do Ukraine kiểm soát. Tiếp theo sẽ cần phải có một “khu vực tách biệt” hoặc vùng đệm giữa hai bên, để ngăn tiếng súng lạc hoặc hiểu lầm bùng phát thành giao tranh. Thứ ba, sẽ cần phải có một số cách để buộc cả hai bên phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cuộc chiến của Nga không chỉ liên quan đến Ukraine mà còn nhằm buộc phương Tây phải chấp nhận một cấu trúc an ninh mới ở châu Âu.

Vài tuần trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt bùng nổ, ông Putin đã đưa ra tối hậu thư yêu cầu NATO ngừng mở rộng về phía đông và rút khỏi phần lớn châu Âu. Gần đây, trong cuộc điện đàm với ông Trump ngày 12-2, ông Putin đã cảnh báo về "sự cần thiết phải loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột", ý chỉ đến sự mở rộng của NATO.

Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ cho rằng việc giảm lực lượng NATO trấn giữ phía đông sẽ làm tăng nguy cơ Nga xâm lược các quốc gia như Ba Lan và vùng Baltic. Tuy nhiên, có vẻ ông Trump có thể chấp nhận một thỏa thuận như vậy, vì ông luôn tỏa ra hoài nghi về việc triển khai lực lượng Mỹ ở nước ngoài.

Tất cả những điều đó sẽ tạo nên một cuộc đàm phán vô cùng phức tạp. Cựu nhà ngoại giao Greminger cho rằng ít nhất có 3 hướng đàm phán: Mỹ-Nga, Nga-Ukraine và Nga-Châu Âu.

Ukraine lo lắng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu chia sẻ GDP cao hơn khoản bồi thường của Đức trong Thế chiến thứ...

Theo ĐỨC HIỀN ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Xung đột Nga - Ukraine

Xem Thêm