Tham vọng của Apple, Meta và án phạt triệu USD
Với mong muốn kiểm soát người dùng, Apple và Meta đang đứng trước nguy cơ mất hàng trăm triệu USD.
Tháng trước, nhiều báo cáo cho hay, Apple và Meta đang nằm trong tầm ngắm của EU vì có khả năng vi phạm các quy tắc nhằm kiềm chế các "gã khổng lồ" công nghệ. Bây giờ, những khoản tiền phạt đó đã được đưa ra.
Apple đã bị phạt 500 triệu Euro (khoảng 570 triệu USD) trong khi Meta phải chịu mức phạt 200 triệu Euro (gần 230 triệu USD). Các khoản tiền phạt này liên quan đến hành vi vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), một đạo luật được thông qua vào năm 2022 nhằm ngăn chặn các công ty công nghệ kiểm soát quá mức người dùng và doanh nghiệp.
Ảnh minh họa.
Những khoản tiền phạt này được đưa ra sau cuộc điều tra kéo dài một năm của Ủy ban Châu Âu để kiểm tra xem Apple và Meta có thực sự tuân thủ theo luật DMA hay không. Kết quả là: họ không tuân thủ.
Cả hai "gã khổng lồ" công nghệ đều không hề nao núng sau khi bị phạt những khoản tiền phạt lớn đó. Apple và Meta đã lên tiếng chỉ trích EU vì bị đối xử bất công.
Phản ứng của Meta cũng gay gắt không kém. Hãng này cáo buộc EU cố gắng cản trở các công ty Mỹ thành công trong khi để những công ty khác chơi theo các quy tắc khác:
"Ủy ban Châu Âu đang cố gắng cản trở các doanh nghiệp Mỹ thành công trong khi cho phép các công ty Trung Quốc và Châu Âu hoạt động theo các tiêu chuẩn khác nhau. Đây không chỉ là về khoản tiền phạt; Ủy ban buộc chúng tôi phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình, áp đặt mức thuế quan hàng tỷ USD đối với Meta trong khi yêu cầu chúng tôi cung cấp dịch vụ kém hơn."
Vậy, chính xác thì điều gì đã gây ra những khoản tiền phạt đó?
Apple bị phạt vì EU phát hiện ra rằng hãng đã chặn các nhà phát triển hướng người dùng đến các ưu đãi rẻ hơn bên ngoài App Store. Nói cách khác, Apple đã đảm bảo rằng mọi thứ phải thông qua cửa hàng của riêng mình, cắt đứt các tùy chọn giá phải chăng hơn cho cả người dùng và nhà phát triển.
Ảnh minh họa.
Đối với Meta, khoản tiền phạt là do mô hình "trả tiền hoặc từ bỏ dữ liệu của bạn" gây tranh cãi. Về cơ bản, người dùng phải trả tiền để tránh bị theo dõi hoặc đồng ý để dữ liệu cá nhân của mình được sử dụng trên Facebook và Instagram.
EU không thích thiết lập đó. Bài báo cho biết, Meta không cung cấp trải nghiệm thực sự tương đương, ít được cá nhân hóa hơn cho những người không muốn dữ liệu của họ được kết hợp - và người dùng không được đưa ra sự đồng ý hợp lệ, miễn phí theo các điều khoản đó.
Khoản tiền phạt chỉ bao gồm khoảng thời gian từ tháng 3 - 11/2024, trước khi Meta giới thiệu phiên bản thân thiện với quyền riêng tư hơn - mặc dù vẫn đang được EU theo dõi chặt chẽ.
Điều thú vị là mặc dù khoản tiền phạt khá lớn nhưng lại không đáng là bao so với hàng tỷ USD mà Google phải trả vào năm ngoái.
Theo những người trong cuộc, khoản tiền phạt tương đối nhỏ này bị ảnh hưởng bởi thời gian vi phạm ngắn, sự thay đổi trọng tâm theo hướng khiến các công ty tuân thủ thay vì chỉ trừng phạt và một số cảnh báo về chính trị.
Hiện tại, Apple phải dỡ bỏ các hạn chế ngăn cản các nhà phát triển chỉ cho người dùng những giao dịch tốt hơn và Meta đang cố gắng đàm phán một phiên bản mới của mô hình trả tiền hoặc đồng ý. Cả hai công ty đều có 2 tháng để giải quyết vấn đề, nếu không sẽ phải chịu tiền phạt hàng ngày cho đến khi giải quyết xong.
Apple có thể sắp tìm ra giải pháp cho một trong những vấn đề lâu dài nhất liên quan đến camera iPhone: hiện tượng lóa...