Những thiết bị Android tệ nhất từng được sản xuất bởi một thương hiệu lớn
Mặc dù là các thương hiệu lớn nhưng họ cũng có đôi lần sản xuất những chiếc điện thoại gây thất vọng cho người dùng, thậm chí là thảm họa.
Được phát hành vào năm 2016 và được coi là chiếc phablet hàng đầu thể hiện sự đổi mới cả về thiết kế và tính năng, thật không may Galaxy Note 7 lại gặp vấn đề nghiêm trọng về pin khiến nó quá nóng và một số trường hợp đã ghi nhận bốc cháy. Quy mô vấn đề quá lớn đến nỗi Samsung phải thu hồi toàn cầu đối với sản phẩm, dẫn đến thiết hại tài chính lớn và thiệt hại không thể khắc phục cho danh tiếng của hãng.
Được phát hành vào năm 2011, LG DoublePlay tự hào có màn hình phụ cải tiến nằm giữa bàn phím QWERTY vật lý tách rời. Mặc dù điều này giúp nâng cao năng suất và khả năng đa nhiệm nhưng việc thực thi lại là nỗi thất vọng, với lỗ hổng chính nằm ở thiết kế hy sinh cả tính tiện dụng và thẩm mỹ. Ngoài ván đề thiết kế, chức năng của màn hình kép cũng không gây tiếng vang với người dùng và hạn chế khả năng tương thích ứng dụng. Không chỉ có vậy, phần cứng lỗi thời, hiệu năng chậm chạp và camera kép càng khiết thiết bị trở nên thụt lùi.
Vào năm 2011, chỉ một năm sau khi iPad ra mắt, HTC đã mạo hiểm bước vào lĩnh vực tablet với nhiều hy vọng khi phát hành Flyer. Nhưng những kỳ vọng đã không được đáp ứng. Thoạt nhìn, Flyer nhỏ gọn và đẹp mắt với hình dáng 7 inch độc đáo, tuy nhiên sự sụp đổ có thể bắt nguồn từ quyết định của HTC khi sử dụng phiên bản Android lỗi thời 2.3 Gingerbread vào thời điểm các tablet đối thủ đang áp dụng phiên bản tiên tiến hơn. Ngay cả khi có bút stylus Magic Pen, nó cũng thiếu độ chính xác và chức năng.
Ra mắt vào năm 2014, đó là một nỗ lực của Amazon nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường smartphone đầy cạnh tranh, nhưng Fire Phone lại gây ra nhiều thất vọng. Một trong những sai lầm lớn nhất của Fire Phone là chiến lược giá cả. Công ty đã chọn hợp tác độc quyền với AT&T và định giá thiết bị ngang bằng với smartphone hàng đầu của các đối thủ cạnh tranh, mặc dù phần cứng và tính năng kém hơn. Hơn nữa, Fire Phone chạy trên phiên bản Android được tùy biến rất nhiều của Amazon, được đặt tên là Fire OS, nên thiếu nhiều ứng dụng từ Google, dẫn đến nhiều người không hứng thú với sản phẩm.
Được phát hành vào năm 2009, Motorola CLIQ nhằm mục đích tạo được thiện cảm với người tiêu dùng trong bối cảnh Android đang phát triển, nhưng lại có nhiều hạn chế. Giao diện người dùng tùy chỉnh MOTOBLUR nhằm nâng cao trải nghiệm mạng xã hội trông quá cồng kềnh khiến hiệu suất chậm chạp, giao diện người dùng rời rạc. Khả năng camera cũng khá mờ nhạt khi 5 MP không mang lại kết quả ấn tượng, đặc biệt trong điều kiện thiếu sáng, khiến thiết bị gặp bất lợi trong một thị trường mà chụp ảnh ngày càng trở nên quan trọng.
Ra mắt năm 2013 dựa trên mối quan hệ hợp tác đặc biệt với Facebook, HTC First từng rất được kỳ vọng nhưng phải chùn bước do những đánh giá sai lầm trong cả thiết kế và ưu tiên của người dùng. Mặc dù ý tưởng tập trung vào nền tảng truyền thông xã hội có vẻ hấp dẫn nhưng việc thực hiện không như mong đợi, ngay cả khi trước đó họ đã phát hành Salsa và ChaCha. Một trong những vấn đề chính của sản phẩm là tích hợp Facebook Home - giao diện lấy Facebook làm trung tâm nên không có nhiều chỗ cho việc cá nhân hóa.
Ngay cả sự hợp tác giữa Google và Motorola cũng có thể dẫn đến sai lầm. Ra mắt năm 2014, Nexus 6 gây thất vọng vì kiểu dáng quá khổ và thiết kế không phù hợp khiến người dùng đặt câu hỏi về sự cân bằng giữa đổi mới và tính thực tế. Nó có màn hình lớn 5,96 inch - một con số quá lớn so với thời kỳ mà người dùng mới chỉ bắt đầu chuyển dần sang kích thước lớn. Hơn nữa, thiết kế của sản phẩm thiếu sự tinh tế mà người dùng mong đợi từ dòng Nexus. Chất liệu của thiết bị, bao gồm cả mặt sau bằng nhựa, không mang lại cảm giác cao cấp như các điện thoại hàng đầu.