Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Nhiều người tiêu dùng hoảng hốt vì lỡ cho con dùng sữa bột giả
Một lon sữa giả không chỉ gây tổn thất kinh tế mà còn khiến không ít phụ huynh bàng hoàng khi phát hiện họ đã vô tình mua cho con uống trong suốt nhiều tháng qua khi Bộ Công an công bố gần 600 loại sữa bột giả, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Vụ việc Cục Cảnh sát kinh tế (C03), Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với doanh thu gần 500 tỷ đồng đang gây chấn động dư luận, nhiều phụ huynh sốc và hoang mang sau khi đường dây sản xuất sữa bột giả bị triệt phá, với những thương hiệu nổi tiếng bị làm nhái một cách tinh vi, đánh vào lòng tin của người tiêu dùng.
Các bậc phụ huynh đều bày tỏ sự bức xúc, lo lắng và mất niềm tin khi phát hiện bản thân từng vì tin tưởng người bán mà mua và cho các con sử dụng sản phẩm sữa giả trong thời gian dài mà không hề hay biết.
Dòng Cilonmum do Công ty cổ phần dược quốc tế Group sản xuất và phân phối.
Là mẹ của một bé trai ba tuổi, chị H.T.T (43 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) rất chú trọng dinh dưỡng cho con, nhất là trong giai đoạn bé biếng ăn, chậm tăng cân. Vì tin tưởng vào các thương hiệu lớn và tiện lợi khi mua online, chị đã chi hàng triệu đồng mỗi tháng để mua sữa mà không nghĩ rằng mình có thể đang bị lừa.
Chia sẻ với phóng viên Chuyên trang Gia đình và Xã hội, chị T hoang mang, cho biết: "Tôi thực sự choáng váng khi đọc tin này. Suốt mấy tháng qua, tôi đã mua sữa Cilonmum cho con mình qua một cửa hàng quen thuộc. Bao bì đẹp, có mã vạch, tem chống giả, nắp lon y như hàng thật. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ đây là sữa giả".
"Tôi từng nghĩ nếu có sữa giả thì chắc chỉ lừa ở vỉa hè, chợ đen nhưng giờ thì tôi hiểu, sữa giả không chỉ tinh vi, mà còn đánh vào lòng tin của người tiêu dùng. Chúng tôi không thể phân biệt được đâu là thật - đâu là giả bằng mắt thường", chị T cho hay.
Chị T cho biết: "Giờ tôi hoang mang không biết con mình đã hấp thụ thứ gì trong suốt thời gian qua. Liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe lâu dài của con hay không?".
Các nhãn hiệu sữa giả đã được lưu thông trên thị trường.
Không chỉ lo lắng cho gia đình mình, chị T còn bày tỏ sự bất lực trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên mạng.
Chị T không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều phụ huynh khác cũng tỏ ra lo lắng và thất vọng vì tin tưởng vào các sản phẩm sữa có thương hiệu, nhưng không thể ngờ rằng những sản phẩm đó lại có thể bị làm giả tinh vi đến mức khó có thể phân biệt bằng mắt thường. Những người tiêu dùng này, sau khi phát hiện sự thật, không khỏi lo ngại về tác động đến sức khỏe của con cái trong tương lai.
Chị Đàm Thu Trang (27 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Một lon sữa giả không chỉ gây tổn thất kinh tế, mà còn là sự đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của cả một gia đình. Giờ tôi không biết liệu con mình đã hấp thụ được gì, hay đang bị âm thầm tổn hại sức khỏe mỗi ngày".
"Chúng tôi không phải chuyên gia, chỉ biết nhìn bao bì, tem nhãn để chọn mua. Vậy mà cũng bị qua mặt. Điều đáng sợ là các sản phẩm đó vẫn được rao bán công khai, với đánh giá 5 sao, hàng nghìn lượt mua. Tôi mong các cơ quan chức năng mạnh tay hơn, kiểm soát nghiêm ngặt hơn với thị trường online. Không thể để người dân trở thành nạn nhân thêm một lần nào nữa", chị Trang cho hay.
Trước đó, Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến người tiêu dùng hoang mang.
Bước đầu cơ quan công an xác định từ tháng 8/2021 đến nay, Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất kinh doanh sữa bột. Đến nay đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại.
Chín công ty trong "hệ sinh thái" này gồm: Công ty cổ phần dược quốc tế Group, Công ty cổ phần dược quốc tế Big Four Pharma, Công ty cổ phần dược quốc tế Long Khang Group, Công ty cổ phần dinh dưỡng y học BFF, Công ty cổ phần dược quốc tế Safaco Group, Công ty cổ phần dược quốc tế Darifa Group, Công ty cổ phần dược quốc tế Win CT, Công ty cổ phần dược phẩm dinh dưỡng Phúc An Khang, Công ty cổ phần dược Á Châu.
Trong đó, có cả sản xuất các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai. Cơ quan công an xác định sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.
Theo quảng cáo trước đó, các sản phẩm của các công ty này đã có mặt rộng rãi tại nhiều địa phương trên toàn quốc, được phân phối qua cửa hàng bỉm sữa, hệ thống siêu thị... tại nhiều tỉnh, thành. Một số sản phẩm sữa bột của công ty này được người nổi tiếng quảng cáo và chuyên gia đánh giá chất lượng.
Trong đó, một số loại sữa phổ biến trên thị trường của các công ty này sản xuất và phân phối như:
Cilonmum: Bao gồm các sản phẩm như Cilonmum Colos Baby 24h, Cilonmum Colos Pedia 24h, Cilonmum For Mum Colostrum 24h, Cilonmum bGludiabet Colostrum 24h, Cilonmum Kid Goat Colostrum 24h, Cilonmum Pedia Goat Colostrum 24h và Cilonmum Diasure Colostrum 24h - do Công ty cổ phần dược quốc tế Group phân phối.
Talacmum: Gồm các dòng sản phẩm như Talacmum For Mum, Talacmum Gain, Talacmum Gludiabet, Talacmum Goat Kids, Talacmum Goat Pedia, Talacmum IQ Grow, Talacmum Kalosure Gold, Talacmum Kid Baby và Talacmum Pedia Cool.
Đây là các sản phẩm của Hacofood Group được quảng cáo là sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại.
Colos 24H Premium: Dòng sản phẩm như Colos 24h Premium Kid Baby dành cho trẻ sơ sinh - Colos 24H Premium được sản xuất và phân phối bởi Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma.
NewSure Colos 24H Kid Plus: Sản phẩm dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi.
Baby Care Colostrum Kid: Dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi.
Bold Milk: Bao gồm Bold Milk For Mum Colostrum và Bold Milk Glu Sure Colostrum.
Sure IQ Sure Gold: Sản phẩm dinh dưỡng cho cả gia đình.
Nance: Bao gồm Nance Colostrum 24H Kid và Nance Goat Pedia.
Hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, đem lại doanh thu gần...