Vài trăm nghìn 1kg rễ cây, nam giới Việt sẵn sàng chi mạnh
Từ cây mọc hoang trên rừng đến bàn ăn ở thành phố, loài thực vật đặc biệt này mang lại rất nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe sinh lý của nam giới.
Cây mọc hoang được coi là “thần dược” cho phái mạnh
Loài thực vật có chùm rễ siêu dài, mọc chằng chịt này là cây ba kích. Ở một số nơi thuộc vùng rừng núi phía Bắc nước ta như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, bạn có thể tìm thấy loài cây này mọc hoang khá phổ biến. Ngoài ra, cây còn phân bố ở một số tỉnh thành của Trung Quốc.
Cây ba kích thường mọc leo thành các bụi nhỏ ở ven các khu rừng có độ cao dưới 500m. Lá đơn, mọc đối xứng, có hình bầu dục hoặc hình mác, lá thuôn nhọn, khá cứng, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim. Hoa ba kích màu vàng hoặc trắng. Quả có hình cầu lồi lõm, khi chín chuyển màu đỏ cam.
Thứ giá trị nhất của cây ba kích chính là phần rễ củ. Rễ thường phình to, mọc thành chùm dài, vỏ ngoài màu vàng xám, lõi bên trong có màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng. Người ta thường phơi khô hoặc sấy khô rễ củ ba kích, sau đó cắt thành các đoạn ngắn.
Củ ba kích thường không có mùi, vị đan xen giữa ngọt và chát. Ở Quảng Đông (Trung Quốc), củ ba kích thường được bán rộng rãi ở các siêu thị. Đây là nguyên liệu ẩm thực được nhiều người dân nơi đây yêu thích. Người ta thường kết hợp ba kích với xương heo, đỗ trọng (một loại dược liệu) để chế biến các món hầm, món canh bổ dưỡng. Món ăn này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn được coi là bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể, duy trì sức khỏe. Ngoài ra, củ ba kích còn được dùng để ngâm rượu thuốc.
Ở Việt Nam, người dân cũng dùng củ ba kích để ngâm rượu. Nhưng quan trọng hơn, củ ba kích được coi là vị thuốc chữa yếu sinh lý nam, tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương, tăng độ dẻo dai, cải thiện gân cốt cho phái mạnh. Đồng thời, vị dược liệu này còn có thể hỗ trợ điều trị chứng xuất tinh sớm, yếu sinh lý, mộng tinh, hỗ trợ hạ huyết áp. Đối với phái nữ, ba kích còn có tác dụng nhất định với nội tiết tố nữ.
Hiện nay, ba kích tím rừng khô trên thị trường Việt có giá từ 900.000đ đến 1.200.000đ/kg tùy chất lượng, nguồn gốc, thương hiệu và quy cách đóng gói. Tại Trung Quốc, giá ba kích tương đối rẻ, chỉ khoảng 100 NDT/kg, tương đương 347.000đ/kg. Một phần bởi người dân Trung Quốc đã bắt đầu trồng ba kích như một loại cây thương mại. Trong thời gian chờ cây cho thu hoạch, họ thường trồng xen canh với các loại cây trồng khác để tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất.
Giống cây dại này đẹp đến khó tin, nhưng cũng chứa chất kịch độc có thể “lấy mạng” con người.