Quả dại 90% người Việt không biết tên, nay thành đặc sản nổi tiếng, muốn ăn phải đến nơi này
Đây là thứ quả dại đặc sản ở miền Tây, từng gắn liền với biết bao thế hệ sinh ra và lớn lên ở đây.
Quả ô môi từng gắn với tuổi thơ nghèo khó của các thế hệ sinh ra và lớn lên ở miền Tây
Ô môi còn được gọi với cái tên mỹ miều là "hoa anh đào miền Tây" bởi khi vào mùa, từng chùm bông màu hồng phấn trổ ra đẹp mắt
Quả ô môi khi còn non trắng nõn và nhỏ nhỏ như đậu đũa, nhưng khi già và chín, chúng chuyển hẳn sang màu đen từ trong ra ngoài
Nhìn bên ngoài, trái ô môi giống quả phượng nhưng tròn hơn. Mỗi trái ô môi dài 50 - 60 cm.
Về tên gọi ô môi, người dân miền Tây giải thích rằng, ô là đen, môi là một bộ phận trên miệng người. Khi ăn trái này môi sẽ có màu đen thẫm. Vì thế mà có tên gọi ô môi.
Thế nhưng nhiều người lại cho rằng, do trái ô môi dài mấy tấc, bên trong chứa nhiều ô, gắn liền với mỗi ô là những miếng môi cơm (thịt của trái), vậy mới gọi là ô môi.
Phần cơm bên trong xếp thành từng múi tròn mỏng đều nhau và được phủ bởi lớp mật màu đen, có vị ngọt ngọt, nồng nồng, hăng hăng rất lạ.
Không chỉ phần múi mà hạt ô môi cũng có thể ăn được. Mỗi múi ô môi có một hạt màu đen. Hạt này có thể ngâm nước cho vỏ mềm rồi lột vỏ nấu chè rất ngon.
Khoảng tháng 10 hàng năm là thời điểm thu hoạch trái ô môi chín.
Tại các chợ ở quê, trái ô môi được bán cho khách du lịch với giá 25.000 – 30.000 đồng/bó/20 quả. Còn lên thành phố giá đắt hơn do cộng thêm chi phí vận chuyển.