Những hương liệu đắt đỏ nhất thế giới, Việt Nam cũng có 1 loại
Không chỉ có hương thơm quyến rũ, loại hương liệu mà Việt Nam cũng có còn mang tác dụng y dược.
Đây là long diên hương. Ở phương tây, long diên hương còn có tên gọi khác là hổ phách xám, là một chất rắn dạng sáp dễ cháy, có màu pha lẫn giữa đen và xám.
Long diên hương thường xuất hiện trong hệ thống tiêu hoá của cá nhà táng thuộc bộ cá voi, phân bộ cá voi có răng.
Hương liệu đặc biệt này có mùi thơm ngọt ngào, độc đáo, ngày nay được sử dụng chủ yếu để chiết xuất nước hoa cao cấp.
Năm 1912, một công ty săn cá voi Na Uy đã vô tình tìm thấy một khối long diên hương nặng 455kg từ ruột của một con cá voi. Khối long diên hương này sau đó đã được bán với giá 23.000 bảng (668 triệu đồng).
Năm 1955, một người New Zealand nhặt được một khối long diên hương nặng 7kg trên bờ biển và bán nó với giá 26.000 USD (602 triệu đồng).
Hiện nay, thị trường long diên hương quốc tế hoàn toàn do Pháp kiểm soát. Mỗi kg có giá bán từ 10.000 – 45.000 franc (40 – 181 triệu đồng).
Trầm hương cao cấp còn được biết đến với cái tên kỳ nam.
Loại hương liệu này phân bố tại Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nơi khác.
Không chỉ có hương thơm quyến rũ, trầm hương còn có tác dụng y dược, giúp giảm đau, trị hen suyễn, trị nôn.
Tại Trung Quốc, trầm hương là hương liệu đã có lịch sử hơn 2.000 năm, được mệnh danh là “vua hương liệu”. Thời nhà Tống, trầm hương cao cấp được sánh ngang với vàng.
Năm 2014, một bức tượng điêu khắc từ trầm hương nguyên khối được bán với giá 33,12 triệu NDT (10,9 tỷ đồng) trong một buổi đấu giá tại Bắc Kinh.
Trước đó, vào năm 2012, một khối trầm hương được đẽo tạc cầu kỳ từ thời vua Càn Long đã được bán với giá 2,07 triệu NDT (6,8 tỷ đồng).
Đây là giáng chân hương, loại hương liệu này còn có nhiều tên gọi khác như tử đằng hương, hoàng kim giáp, là phần gỗ có chứa nhiều nhựa thơm của cây giáng hương thuộc họ đậu
Giáng chân hương phân bố nhiều ở Lào và Trung Quốc. Nhìn qua, giáng chân hương và trầm hương rất giống nhau.
Giáng chân hương có màu tím đỏ, loại cao cấp có một lớp màng “hoàng dược” khá dày bên ngoài. Tuy nhiên, loại hương liệu này ngày càng hiếm thấy trên thị trường.