Ngắm loài cá tiến vua trong truyền thuyết siêu đắt đỏ

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Mỗi kilôgam loài cá này được chủ nhân bán với giá cả chục triệu đồng nhưng vẫn hút khách bởi chúng được mệnh danh là loài cá chỉ dành cho những bậc vua, chúa xưa.

Theo sử sách ghi lại, vào thời Hùng Vương thứ 3, ngư dân bắt được một con cá lạ ở ngã ba sông Bạch Hạc (sông Việt Trì, sông Lô và sông Đà - PV). Thấy cá lạ có vảy xanh óng ánh, bụng trắng, vây đỏ, môi tều nên ngư dân đem tiến vua.

Theo sử sách ghi lại, vào thời Hùng Vương thứ 3, ngư dân bắt được một con cá lạ ở ngã ba sông Bạch Hạc (sông Việt Trì, sông Lô và sông Đà - PV). Thấy cá lạ có vảy xanh óng ánh, bụng trắng, vây đỏ, môi tều nên ngư dân đem tiến vua.

Khi thưởng thức món ăn từ loài cá này, Hùng Vương thấy hương vị vừa ngon ngọt, vừa đậm kèm theo vị thơm khác hẳn với những loài cá khác. Ăn xong thấy trong người khoan khoái, đầu óc minh mẫn... nên đã lệnh cho dân chúng nếu bắt được cá này phải mang tiến cúng.

Khi thưởng thức món ăn từ loài cá này, Hùng Vương thấy hương vị vừa ngon ngọt, vừa đậm kèm theo vị thơm khác hẳn với những loài cá khác. Ăn xong thấy trong người khoan khoái, đầu óc minh mẫn... nên đã lệnh cho dân chúng nếu bắt được cá này phải mang tiến cúng.

Thời xưa, cá anh vũ chỉ có vua chúa mới được dùng trong các bữa tiệc của cung đình, bởi thế nó còn có một tên gọi dân gian là cá tiến vua.

Thời xưa, cá anh vũ chỉ có vua chúa mới được dùng trong các bữa tiệc của cung đình, bởi thế nó còn có một tên gọi dân gian là cá tiến vua.

Thời gian gần đây, loài cá này trở thành món đặc sản cho những đại gia.

Thời gian gần đây, loài cá này trở thành món đặc sản cho những đại gia.

Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: Cá anh vũ còn có tên gọi khác là cá giả ngư. Chúng sinh sống ở khu vực ngã ba sông  Bạch Hạc. Hàng năm, cứ đến mùa rét mới xuất hiện. Vị cá rất thơm, ngon và bổ.

Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: Cá anh vũ còn có tên gọi khác là cá giả ngư. Chúng sinh sống ở khu vực ngã ba sông  Bạch Hạc. Hàng năm, cứ đến mùa rét mới xuất hiện. Vị cá rất thơm, ngon và bổ.

Trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng có nói về loài cá này: Cá anh vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh. Chúng sống theo bầy đàn, nhưng kén chọn nước và sống trong các hang đá. Món ăn của chúng chỉ là rêu, tảo.

Trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng có nói về loài cá này: Cá anh vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh. Chúng sống theo bầy đàn, nhưng kén chọn nước và sống trong các hang đá. Món ăn của chúng chỉ là rêu, tảo.

Theo anh Việt Hoàng (Hà Đông - Hà Nội), chủ một nhà hàng chuyên về cá anh vũ cho biết, cá anh vũ được chia làm 2 loại. Loại thứ nhất có thân và vảy màu xám tro là cá anh vũ.

Theo anh Việt Hoàng (Hà Đông - Hà Nội), chủ một nhà hàng chuyên về cá anh vũ cho biết, cá anh vũ được chia làm 2 loại. Loại thứ nhất có thân và vảy màu xám tro là cá anh vũ.

Loại thứ 2 có vảy và thân màu vàng óng là hoàng anh vũ.

Loại thứ 2 có vảy và thân màu vàng óng là hoàng anh vũ.

“Khi ăn những thức ăn bám trên đá và sỏi, loài cá này phải sử dụng đôi môi dầy và trề ra như mõm lợn để cạo thức ăn nên còn có một tên gọi khác là cá mõm lợn” - anh Việt lý giải.

“Khi ăn những thức ăn bám trên đá và sỏi, loài cá này phải sử dụng đôi môi dầy và trề ra như mõm lợn để cạo thức ăn nên còn có một tên gọi khác là cá mõm lợn” - anh Việt lý giải.

Loài cá tiến vua này được phát hiện ở sông Lô, sông Đà, sông Việt Trì ở miền Bắc. Khoảng chục năm trở lại đây, cá anh vũ còn được phát hiện thêm ở một số sông thuộc khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, số lượng cực kỳ ít.

Loài cá tiến vua này được phát hiện ở sông Lô, sông Đà, sông Việt Trì ở miền Bắc. Khoảng chục năm trở lại đây, cá anh vũ còn được phát hiện thêm ở một số sông thuộc khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, số lượng cực kỳ ít.

Theo anh Việt Hoàng, hiện nay trên thị trường Hà Nội, loài cá này được bán với nhiều mức giá khác nhau. Hiện nay, nhiều nơi đã nuôi được loại cá này. Tuy nhiên, giá bán sẽ rẻ hơn nhiều so với cá tự nhiên.

Theo anh Việt Hoàng, hiện nay trên thị trường Hà Nội, loài cá này được bán với nhiều mức giá khác nhau. Hiện nay, nhiều nơi đã nuôi được loại cá này. Tuy nhiên, giá bán sẽ rẻ hơn nhiều so với cá tự nhiên.

“Một con cá anh vũ tự nhiên có trọng lượng 1kg là loại cực kỳ hiếm rồi, chứ làm gì có 2-3kg/con” - anh Hoàng cho biết.

“Một con cá anh vũ tự nhiên có trọng lượng 1kg là loại cực kỳ hiếm rồi, chứ làm gì có 2-3kg/con” - anh Hoàng cho biết.

Theo khảo sát của phóng viên những ngày cận tết, 1kg cá anh vũ được các chủ nhà hàng hét giá từ 7-10 triệu đồng. “Tùy theo loài còn sống hay đông lạnh” - chủ một nhà hàng ở Vạn Phúc (Ba Đình - Hà Nội) cho biết.

Theo khảo sát của phóng viên những ngày cận tết, 1kg cá anh vũ được các chủ nhà hàng hét giá từ 7-10 triệu đồng. “Tùy theo loài còn sống hay đông lạnh” - chủ một nhà hàng ở Vạn Phúc (Ba Đình - Hà Nội) cho biết.

Thịt cá anh vũ được chế biến thành nhiều món như: chả cá, nấu cà ri, cá nướng, hấp...

Thịt cá anh vũ được chế biến thành nhiều món như: chả cá, nấu cà ri, cá nướng, hấp...

Theo thông tin từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, hiện tại đã nhân giống thành công loài cá anh vũ và đã chuyển giao công nghệ sản xuất cho Phú Thọ.

Theo thông tin từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, hiện tại đã nhân giống thành công loài cá anh vũ và đã chuyển giao công nghệ sản xuất cho Phú Thọ.

Cá anh vũ nuôi trong điều kiện nhân tạo trong vòng khoảng 2 năm có thể đạt trọng lượng gần 1kg/con.

Cá anh vũ nuôi trong điều kiện nhân tạo trong vòng khoảng 2 năm có thể đạt trọng lượng gần 1kg/con.

Theo Giang Vương ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Đắt - Độc - Lạ

Xem Thêm