Loài “xâm lấn” gây ám ảnh, ở châu Á lại là “mỏ vàng”
Vẻ ngoài bắt mắt của loài này đối lập hoàn toàn với sức tàn phá mùa màng khủng khiếp của chúng.
Từ “kẻ xâm lấn” đến “mỏ vàng trời ban”
Loài bọ có đôi cánh bắt mắt này là ruồi đèn lồng đốm (Spotted lanternfly). Chúng có ngoại hình bắt mắt với lớp cánh hai màu sặc sỡ. Tuy nhiên, trái với ngoại hình có phần hiền lành và dễ thương, chúng lại là loài xâm lấn khiến nông dân ở nhiều nơi trên thế giới phải khiếp sợ.
Ruồi đèn lồng đốm có thể tấn công các loại trái cây như táo, nho, đào, gây ảnh hưởng lớn đến hình thức quả cũng như năng suất của cây. Các loại rau trên đồng ruộng cũng không phải ngoại lệ. Để tránh thiệt hại cho mùa màng, nhiều nông dân đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc tiêu diệt chúng.
Tuy nhiên, loài côn trùng này vẫn có điểm sáng của chúng. Trên thực tế, ruồi đèn lồng đốm có giá trị chữa bệnh nhất định tại Trung Quốc. Trong y học cổ truyền nước này, ruồi đèn lồng đốm phơi khô là một loại dược liệu có giá trị đáng kể.
Người Trung Quốc tin rằng nó có thể thúc đẩy lưu thông máu, thông kinh nguyệt, giảm cơn đau do chấn thương ở vùng thắt lưng... Ở một số vùng có khí hậu khô ở Trung Quốc, người ta dùng chúng để điều chỉnh sức khỏe hoặc chữa một số bệnh cảm nhẹ.
Do đó, ruồi đèn lồng đốm có giá bán khá tốt ở xứ Trung, khoảng 40 NDT/kg, tương đương 138.000đ/kg. Loài này cũng rất dễ bắt, bạn có thể bắt chúng ở cự ly gần vì khả năng bay của chúng không quá nhanh.