Loại củ ở Việt Nam, xưa ăn chống đói, giờ thành "cây tỷ đô", xuất khẩu đi khắp thế giới
Loại củ này hiện được xuất khẩu sang nhiều quốc gia; Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... mang lại lợi nhuận lớn cho nông dân.
Sắn là một loại củ vô cùng quen thuộc với mọi người Việt. Trước kia khi còn nhiều thiếu thốn, sắn được nấu cùng với cơm làm thành "cơm độn" để ăn chống đói.
Ít ai biết rằng, tính đến hết tháng 10 năm nay, sắn và sản phẩm từ sắn là 1 trong 9 mặt hàng lọt vào “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD” của ngành nông nghiệp
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu 268,4 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, tương đương 136,5 triệu USD.
Trung Quốc vẫn là khách hàng nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Nhật Bản đang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất.
Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu sắn đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, đầu tháng 10/2023, giá sắn tươi thu mua dao động ở mức 2.400 - 3.100 đồng/kg, tùy khu vực.
Củ sắn giàu chất bột, năng lượng, khoáng, vitamin C.
Sắn có nhiều tinh bột có đặc tính tương đối giống với chất xơ hòa tan, có tác dụng kích thích sự phát triển của các vi khuẩn trong đường ruột, giúp giảm viêm, cải thiện khả năng trao đổi chất và giúp giảm cân hiệu quả.
Từ củ sắn có thể chế biến được nhiều món ăn ngon hấp dẫn: bánh sắn, xôi sắn, sắn hấp cốt dừa...