Loại củ mọc hoang trên rừng, xưa ăn chống đói, giờ “lên đời” có giá nửa triệu đồng/kg

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Đây là loại củ chủ yếu chứa nhiều tinh bột, có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ đứng sau gạo và ngô. Ngoài ra, dân gian còn sử dụng loại củ này như một vị thuốc bổ, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền.

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn, khoai mài thường mọc dại khắp các vùng rừng núi ở nước ta.

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn, khoai mài thường mọc dại khắp các vùng rừng núi ở nước ta.

Lá của nó là dạng lá đơn, mọc so le hoặc mọc đối nhau, lá hình trái tim, thon nhọn. (Ảnh: Đinh Công Trường).

Lá của nó là dạng lá đơn, mọc so le hoặc mọc đối nhau, lá hình trái tim, thon nhọn. (Ảnh: Đinh Công Trường).

Cây củ mài dạng thân leo, rễ củ. Mỗi củ mài có thể dài đến 1 mét, nặng từ 0,5-1kg/củ. (Ảnh: Lê Thị Thủy).

Cây củ mài dạng thân leo, rễ củ. Mỗi củ mài có thể dài đến 1 mét, nặng từ 0,5-1kg/củ. (Ảnh: Lê Thị Thủy).

Theo các nhà nghiên cứu, thành phần chủ yếu của củ mài là tinh bột, có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ sau gạo và ngô. (Ảnh: Đinh Công Trường).

Theo các nhà nghiên cứu, thành phần chủ yếu của củ mài là tinh bột, có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ sau gạo và ngô. (Ảnh: Đinh Công Trường).

Củ mài thường được dùng để luộc, nấu canh xương, nấu cháo hoặc nấu chè. (Ảnh: Lê Thị Thủy).

Củ mài thường được dùng để luộc, nấu canh xương, nấu cháo hoặc nấu chè. (Ảnh: Lê Thị Thủy).

Trong y học cổ truyền, củ mài được xem là vị thuốc bổ, trị ăn uống khó tiêu, bệnh tiểu đường, ho hen suyễn, mồ hôi trộm, bổ thận, ích phế… (Ảnh: Lê Thị Thủy).

Trong y học cổ truyền, củ mài được xem là vị thuốc bổ, trị ăn uống khó tiêu, bệnh tiểu đường, ho hen suyễn, mồ hôi trộm, bổ thận, ích phế… (Ảnh: Lê Thị Thủy).

Sinh ra và lớn lên ở vùng núi thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa), chị Lê Thị Thủy (SN 2002), trú tại thôn Thanh Tân, xã Hóa Quỳ cho biết, vào mùa khai thác củ mài, chị Thủy vẫn thường vào rừng để kiếm. Nhiều khi, luộc ăn luôn trong rừng.

Sinh ra và lớn lên ở vùng núi thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa), chị Lê Thị Thủy (SN 2002), trú tại thôn Thanh Tân, xã Hóa Quỳ cho biết, vào mùa khai thác củ mài, chị Thủy vẫn thường vào rừng để kiếm. Nhiều khi, luộc ăn luôn trong rừng.

"Trước đây, người dân vùng núi thường đi đào củ mài để sử dụng làm lương thực, ăn để chống đói. Ngày nay, công dụng và giá trị dinh dưỡng của củ mài được nhiều người biết đến nên củ mài cũng được lùng mua với giá khá cao", chị Thủy cho hay.

"Trước đây, người dân vùng núi thường đi đào củ mài để sử dụng làm lương thực, ăn để chống đói. Ngày nay, công dụng và giá trị dinh dưỡng của củ mài được nhiều người biết đến nên củ mài cũng được lùng mua với giá khá cao", chị Thủy cho hay.

Củ mài sau khi đào trên rừng về được chị Thủy rửa sạch, thái lát và phơi khô sẽ có giá 280 nghìn đồng/kg. Bột củ mài được chị Thủy bán với giá 320 nghìn đồng/kg.

Củ mài sau khi đào trên rừng về được chị Thủy rửa sạch, thái lát và phơi khô sẽ có giá 280 nghìn đồng/kg. Bột củ mài được chị Thủy bán với giá 320 nghìn đồng/kg.

Theo chị Thủy, mùa đi lấy củ mài thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm. Sau thời gian này, dây mài sẽ héo khô nên khó tìm được gốc để đào củ.

Theo chị Thủy, mùa đi lấy củ mài thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm. Sau thời gian này, dây mài sẽ héo khô nên khó tìm được gốc để đào củ.

“Đào củ mài rất vất vả. Có củ thì nằm sâu dưới đất tận 2 mét. Có củ lại mọc trên lèn đá, xen kẽ vào đá nên đào lên rất khó”, chị Thủy cho hay.

“Đào củ mài rất vất vả. Có củ thì nằm sâu dưới đất tận 2 mét. Có củ lại mọc trên lèn đá, xen kẽ vào đá nên đào lên rất khó”, chị Thủy cho hay.

“Củ mài có 2 loại, củ mài tẻ thường rất to nhưng ăn không bở, không thơm. Củ mài nếp bé hơn, dài và mọc sâu hơn nhưng ăn rất thơm, luộc hay hấp đều rất bở”, chị Thủy phân tích.

“Củ mài có 2 loại, củ mài tẻ thường rất to nhưng ăn không bở, không thơm. Củ mài nếp bé hơn, dài và mọc sâu hơn nhưng ăn rất thơm, luộc hay hấp đều rất bở”, chị Thủy phân tích.

Theo khảo sát của PV, củ mài tươi hiện được bán trên thị trường với giá từ 60-120 nghìn đồng/kg, bột củ mài nhiều nơi bán với giá lên tới 500-650 nghìn đồng/kg.

Theo khảo sát của PV, củ mài tươi hiện được bán trên thị trường với giá từ 60-120 nghìn đồng/kg, bột củ mài nhiều nơi bán với giá lên tới 500-650 nghìn đồng/kg.

Ngoài mọc hoang trên rừng, cây củ mài cũng được một số người mang về trồng với quy mô lớn, cho doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.

Ngoài mọc hoang trên rừng, cây củ mài cũng được một số người mang về trồng với quy mô lớn, cho doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.

Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Đắt - Độc - Lạ

Xem Thêm