Chia sẻ

Kiếm bộn tiền nhờ nuôi cá bằng… lửa

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Loài cá này được ví như “vàng dưới biển”, có giá trị cao tuy nhiên lại có nhiều nhược điểm “chí mạng”, gây khó khăn cho người nuôi.

Cá “sống trên cạn”

Bạn có từng nghe nói đến loài cá nào có thể sống trên cạn bao giờ chưa?

Loài cá tưởng như chỉ có trong phim viễn tưởng này hoàn toàn tồn tại ngoài đời thực. Đó là cá bống tượng (tên khoa học: Oxyeleotris marmorata). Một người đàn ông tên Phùng Cảnh Hòa ở Quảng Đông (Trung Quốc) đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ nhờ nuôi loài cá này.

Kiếm bộn tiền nhờ nuôi cá bằng… lửa - 1

Ông Hòa vốn là một người nuôi cá chuyên nghiệp, thông thạo cách nuôi và chăm sóc nhiều loại cá khác nhau. Tuy nhiên, những loài cá thông thường không giúp ông kiếm được tiền, thậm chí vài lần còn bị lỗ vốn, thiệt hại nặng nề.

Kiếm bộn tiền nhờ nuôi cá bằng… lửa - 2

Chỉ đến khi ông chuyển sang nuôi cá bống tượng,  bánh xe vận mệnh mới thật sự xoay chuyển. Đây là một loài cá nước ngọt chất lượng cao, có nguồn gốc từ Thái Lan và các nước Đông Nam Á, sau đó được du nhập vào Trung Quốc.

Một điều đặc biệt ở cá bống tượng là chúng có thể đổi màu. Khi rời khỏi nước và tiếp xúc với không khí, nó sẽ có màu đen, nhưng trong nước thì nó có màu vàng kim. Vì vậy, loài cá này còn  được mệnh danh là “vàng dưới nước”.

Quan trọng hơn, loài cá này có thể sống được ngay cả khi rời khỏi nước. Chúng có khả năng thích ứng mạnh mẽ với môi trường thiếu oxy. Cá bống tượng cũng rất dễ nuôi, ngay cả khi không có nước, chỉ cần đủ oxy, nó có thể sống được từ 3 đến 5 ngày.

Kể từ năm 2000, thị trường cá bống tượng ở Trung Quốc phát triển nhanh chóng, giá cả liên tục tăng cao. Lúc đó, Phùng Cảnh Hòa cũng bị thu hút bởi loài cá này. Sau khi khảo sát thị trường, ông phát hiện ở Giang Môn, cá bống tượng có thể bán được hơn 120 NDT (411.000đ)/kg.

Kiếm bộn tiền nhờ nuôi cá bằng… lửa - 3

Tuy nhiên, ở Phật Sơn nơi ông sinh sông, đặc biệt là khu vực Thuận Đức, số người nuôi cá bống tượng rất ít. Điều này cho thấy cá bống tượng ở địa phương không chỉ khan hiếm mà còn có tiềm năng thị trường lớn.

Do đó, năm 2004, ông đã thuê hơn 20 ao cá cùng lúc và mua hơn 250kg cá bống tượng từ Thái Lan. Trong quá trình nuôi, ông dồn hết thời gian và công sức vào cá bống tượng, thường xuyên thức dậy từ 5 giờ sáng và chỉ nghỉ ngơi vào 12 giờ đêm.

Lãi chục tỷ nhờ loài cá lớn chậm “như rùa”

Ở lần đầu tư này, ông Hòa cuối cùng cũng đã thu được lợi nhuận. Ông đã kiếm được hơn 3 triệu NDT (10,2 tỉ đồng) từ lô cá này. Sau đó, ông nảy ra một ý tưởng táo bạo – lai tạo cá bống tượng.

Bởi dù lợi nhuận cao, song loài cá này lại có khả năng thích nghi yếu, tốc độ tăng trưởng chậm, vì vậy chu kỳ nuôi quá dài, ít nhất phải hơn hai năm. Điều này dẫn đến tình trạng không thể cung cấp hàng kịp thời cho thị trường trong quá trình nuôi.

Ông Hòa cho rằng, việc lai tạo giống để rút ngắn thời gian nuôi sẽ giúp ông xoay vòng vốn nhanh hơn và kiếm được tiền nhiều hơn. Thế nhưng, ý tưởng này của ông trong mắt người nhà là “quá viển vông”.

Dù vậy, với mười mấy năm kinh nghiệm nuôi cá, ông tin rằng phương pháp này là khả thi. Vì vậy, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch lai tạo.

Ông đã mua cá bống tượng từ Úc và Thái Lan, thông qua công nghệ lai tạo, ông đã nuôi thành công giống cá lai Úc - Thái, trực tiếp rút ngắn chu kỳ sinh sản của cá bống tượng xuống chỉ còn hơn nửa năm. 

Sau khi lai tạo được giống lai, ông Hòa bắt đầu bận rộn với việc phân loại cá nhập khẩu và cá lai. Và ngạc nhiên thay, ông đã có một phát hiện mới. Cá bống tượng thường thích sống ở đáy ao và thích đào hang trong bùn. Do đó, khi bắt cá bống tượng, chúng sẽ đào sâu xuống bùn và gây khó khăn cho việc thu hoạch. 

Hệ quả kéo theo là ông Hòa phải đầu tư rất nhiều nhân lực để đánh bắt cá, vô hình làm tăng chi phí nuôi cá. Chưa kể, quá trình phân loại thủ công cũng làm cá bị tổn thương, làm tăng tỷ lệ tử vong của chúng.

Vì vậy, ông nghĩ ra một mẹo là sử dụng lưới. Ông sẽ cùng nhóm thợ bắt cá đặt sẵn lưới, khi rời khỏi ao, tất cả sẽ nhanh chóng nhấc lưới lên để bắt cá. Chỉ với một tấm lưới, có thể bắt được gần 200 con cá cùng lúc.

Chật vật nuôi “cá lười”, ăn uống “đỏng đảnh”

Một đặc điểm khác của cá bống tượng là chúng rất “lười biếng”, không thích di chuyển kể cả khi có thức ăn ở gần. Ngoài ra, cá bống tượng còn có một chiếc dạ dày “khó chiều”, thức ăn hơi ôi thiu chúng sẽ bị bệnh, thậm chí bị chết.

Để đảm bảo cá bống tượng có thể ăn uống bình thường, ông Hòa thường cho ăn theo thói quen của chúng. Ví dụ, cá bống tượng thích ở gần bờ ao, ông sẽ rải thức ăn ở vị trí cách bờ khoảng một mét. Bên cạnh đó, ông còn xây dựng một kho lạnh chuyên dụng chứa thức ăn tươi đông lạnh.

Kiếm bộn tiền nhờ nuôi cá bằng… lửa - 4

Đến tháng 5 năm 2007, đàn cá bống tượng mà ông dày công nuôi dưỡng cuối cùng cũng bước vào mùa thu hoạch. Tuy nhiên, ngay khi lưới đánh cá được kéo lên, ông không khỏi hụt hẫng. Bởi dù nuôi hơn 5 tấn cá, khi thu hoạch lại chỉ có chưa đầy 2 tấn. Ông Hòa đã bị thiệt hại hơn 1 triệu NDT (3,4 tỉ đồng).

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, ông Hòa mới giật mình nhận ra, cá bống tượng trong ao lại có hành vi ăn thịt lẫn nhau. 

Hóa ra, cá bống tượng là loài ăn thịt, miệng đầy răng sắc nhọn và có một chiếc lưỡi lớn, rất hung dữ. Trong bất kỳ môi trường nào, cá bống tượng đều có hành vi tự ăn thịt lẫn nhau. Và ở các giai đoạn khác nhau, mức độ hung dữ của chúng cũng khác nhau. Giai đoạn mạnh nhất là giai đoạn cá giống. Do nhu cầu tăng trưởng, cá thường xuyên cảm thấy đói, vì vậy có hiện tượng cá lớn ăn cá bé.

Sau khi hiểu rõ nguyên nhân, Phùng Cảnh Hòa đã dùng lưới chuyên dụng để sàng lọc cá bống tượng ở các giai đoạn khác nhau. Cá bột, cá giống và cá trưởng thành được thả ở các ao khác nhau.

Và tần suất tách ao ít nhất là hai tháng một lần, thậm chí có khi một tháng một lần. Bằng cách này, hiện tượng tự ăn thịt lẫn nhau đã giảm đi đáng kể, tỷ lệ sống của cá cũng đạt trên 80%.

Tuy nhiên, theo thời gian, ông lại vấp phải một khó khăn mới.

Năm 2010, thị trường cá bống tượng bước vào giai đoạn suy thoái, giá giảm mạnh, chỉ còn hơn 40 NDT (137.000đ)/kg. Nhiều hộ nuôi cá vì thế mà thua lỗ nặng nề, lần lượt bỏ nghề. Nhưng ông Hòa lại “đi ngược số đông”, quyết tâm mở rộng quy mô nuôi.

Ông cho rằng, mọi người đều thua lỗ và không nuôi cá nữa, thị trường sẽ xuất hiện hiện tượng cung không đủ cầu, đến lúc đó giá cả tự nhiên sẽ hồi phục.

Năm 2012, Phùng Cảnh Hòa quyết tâm mở rộng quy mô, bất chấp sự phản đối của vợ, đã dùng hết hơn 5 triệu NDT (17 tỉ đồng) kiếm được trước đó để mở rộng trang trại nuôi. Năm sau, ông lại vay mượn thêm hơn 1 triệu NDT (3,4 tỉ đồng), thuê 200 mẫu ao cá ở Giang Môn.

Đúng như Phùng Cảnh Hòa dự đoán, giá cá bống tượng dần phục hồi, nhờ vậy ông đã kiếm được hơn 3 triệu NDT (10,2 tỉ đồng), khiến người dân địa phương vô cùng ngưỡng mộ. Trong những năm sau đó, Phùng Cảnh Hòa kiếm được rất nhiều tiền.

Tuy nhiên, thử thách của ông chưa dừng lại ở đó.

Kiếm bộn tiền nhờ nuôi cá bằng… lửa - 5

Độc chiêu nuôi cá bằng… lửa

Cuối năm 2015, thời tiết ở Quảng Đông trái với quy luật, rất lạnh, nhiệt độ xuống cực thấp. Mà cá bống tượng là loài cá nhiệt đới, ưa ấm sợ lạnh. Chỉ sau một đêm, hơn 30.000 con cá trong ao của Phùng Cảnh Hòa đã chết vì lạnh, gây thiệt hại hơn 2 triệu NDT (6,8 tỉ đồng). Các hộ nuôi cá xung quanh cũng không phải ngoại lệ và bị thiệt hại nặng nề. Để giữ ấm cho cá bống tượng, Phùng Cảnh Hòa đã dùng hết mọi cách, thử vô số biện pháp nhưng đều không hiệu quả.

Trong lúc đường cùng, Phùng Cảnh Hòa nghĩ ra một mẹo lạ. Ông đặt vài chiếc bếp lửa trên mặt ao, không ngờ chỉ sau một đêm, cá lại sống sót.

Chính nhờ phương pháp này, cá của Phùng Cảnh Hòa trở thành số ít cá sống trên thị trường, giá còn cao hơn bình thường 30 NDT (103.000đ)/kg, giúp ông trực tiếp kiếm thêm hơn 3 triệu NDT (10,2 tỉ đồng). Kể từ khi có tuyệt chiêu giữ ấm này, ông thường bán phần lớn cá bống tượng vào mùa đông và giá cũng tăng gấp đôi, mỗi ao có thể kiếm thêm 20.000 NDT(68,4 triệu đồng) so với các hộ nuôi khác.

Hay nói cách khác, lửa trên mặt nước càng cháy lớn, tài sản của Phùng Cảnh Hòa càng nhiều. Năm 2016, doanh thu của ông đã đạt hơn 25 triệu NDT (85,6 tỉ đồng), lợi nhuận ròng thậm chí lên tới 70%, biến ông trở thành “ông trùm” thủy sản ở địa phương.

Trước đó, chàng trai 9x này đã có công việc lương cao tại thành phố, nhưng sẵn sàng trở về quê nhà để khôi phục nghề...

Theo Hương Nguyễn (Theo baijiahao) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Đắt - Độc - Lạ

Xem Thêm