Chia sẻ

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt cần củng cố vị thế tại thị trường Philippines

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt khoảng 4,15 triệu tấn, năm 2025 dự báo đạt khoảng 4,35 triệu tấn.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, Philippines là quốc gia sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa gạo, tuy nhiên, trong nhiều năm qua sản xuất lúa gạo trong nước của Philippines luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Vì vậy, Philippines là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Đáng chú ý, những năm qua quốc gia này nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam (chiếm thị phần khoảng 80% - 85%) và Thái Lan (khoảng 10%). Phần còn lại được nhập khẩu từ các nước khác như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nhật Bản...

Nhu cầu tiêu thụ gạo nội địa của Philippines có xu hướng tăng hàng năm, từ mức dưới 15 triệu tấn năm 2019 lên hơn 17 triệu tấn vào năm 2024. Dự báo năm 2025, nhu cầu tiêu thụ gạo nội địa của nước này sẽ vào khoảng 17,8 triệu tấn.

Ngoài ra, quốc gia này còn có nhu cầu dự trữ gạo tối thiểu đủ dùng cho 30 ngày (khoảng 1,0 - 1,2 triệu tấn) để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Do đó, tổng nhu cầu gạo hàng năm của Philippines khoảng 18,8 - 19 triệu tấn.


Khách hàng tham quan sản phẩm gạo hữu cơ tại một triển lãm. Ảnh: TÚ UYÊN

Khách hàng tham quan sản phẩm gạo hữu cơ tại một triển lãm. Ảnh: TÚ UYÊN

Năm 2025, trước tác động khó lường của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines sẽ vẫn ở mức cao, duy trì vị thế là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, vào tháng 2-2025, do diễn biến giá gạo và trên cơ sở đề xuất của Hội đồng Điều phối Giá Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines đã tuyên bố tình trạng an ninh lương thực khẩn cấp đối với mặt hàng gạo.

Tuyên bố này cho phép Cơ quan Lương thực Quốc gia của Philippines thực hiện vai trò điều phối, ổn định thị trường bán lẻ gạo thông qua việc bán gạo từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường với mức giá được Chính phủ trợ cấp.

Đồng thời, Chính phủ Philippines cũng yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân giá gạo bán lẻ tăng cao, đặc biệt là xác định dấu hiệu cấu kết, thao túng thị trường (nếu có) từ một số doanh nghiệp lớn hoặc các đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu gạo.

Các động thái chính sách mà Philippines đang triển khai nhằm giảm giá bán lẻ gạo trên thị trường có thể gây tâm lý bất an hoặc khiến lợi nhuận không đạt kỳ vọng cho các nhà nhập khẩu gạo của nước này. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines nhận định, thời gian tới, Philippines nhiều khả năng vẫn phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung gạo từ Việt Nam. Nhưng không loại trừ khả năng nước này sẽ tìm kiếm thêm các nguồn cung mới nhằm đa dạng hóa và giảm phụ thuộc vào một nhà cung cấp chính.

Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, bên cạnh việc tranh thủ cơ hội tại các thị trường mới, cần đặc biệt quan tâm duy trì và củng cố vị thế tại thị trường Philippines.

Doanh nghiệp không chỉ tập trung vào phân khúc gạo chất lượng cao mà còn cần khai thác tiềm năng của các loại gạo chất lượng trung bình hoặc thấp hơn để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân ở phân khúc này.

Dự báo năm 2025 nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines vẫn ở mức cao, khoảng từ 4,92 triệu tấn, thậm chí trên 5 triệu tấn. Và gạo Việt Nam vẫn sẽ là nguồn nhập khẩu chính của Philippines.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines thường chiếm khoảng 40% - 45% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Năm 2024 lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines đạt khoảng 4,15 triệu tấn, năm 2025 dự báo đạt khoảng 4,35 triệu tấn.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, trong quý I năm 2024 đã chứng kiến lượng gạo Thái Lan nhập khẩu vào thị trường...

Theo TÚ UYÊN ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thông tin thị trường

Xem Thêm