Cây dại xưa ăn "cứu đói" nay hóa mỏ tiền, cả củ và thân đều là đặc sản, giá 260.000 đồng/kg

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Cả củ và phần thân non của cây này đều có thể chế biến thành món ăn ngon, lạ miệng, giá đắt đỏ.

Cây nưa còn gọi là khoai nưa, thuộc giống môn (khoai nước, khoai sọ, bạc hà nước, dọc mùng), tên khoa học Arisaema erubescens họ Ráy (Araceae)

Cây nưa còn gọi là khoai nưa, thuộc giống môn (khoai nước, khoai sọ, bạc hà nước, dọc mùng), tên khoa học Arisaema erubescens họ Ráy (Araceae)

Cây này trước đây mọc hoang, sau đó được người dân trồng để thu hoạch vào cuối đông. 

Cây này trước đây mọc hoang, sau đó được người dân trồng để thu hoạch vào cuối đông. 

Chột nưa là phần thân ăn được và rất ngon. Trước đây, chột nưa từng gắn với những bữa cơm của người dân nghèo. 

Chột nưa là phần thân ăn được và rất ngon. Trước đây, chột nưa từng gắn với những bữa cơm của người dân nghèo. 

Hiện nay, nhiều hộ dân đã mở rộng mô hình trồng để bán chột nưa ra thị trường với giá khoảng 50.000 đồng/kg

Hiện nay, nhiều hộ dân đã mở rộng mô hình trồng để bán chột nưa ra thị trường với giá khoảng 50.000 đồng/kg

Từ chột nưa có thể làm thành nhiều món ngon nhưng hấp dẫn nhất là nấu canh cá hoặc kho với cá cấn, cá mại, cá mương, cá sơn...

Từ chột nưa có thể làm thành nhiều món ngon nhưng hấp dẫn nhất là nấu canh cá hoặc kho với cá cấn, cá mại, cá mương, cá sơn...

Củ nưa có hình dạng hơi tròn hoặc dẹt, với lớp vỏ ngoài màu nâu đen và ruột trắng hoặc hơi vàng. Hiện nay trong ẩm thực, khoai nưa chủ yếu được xay thành bột để làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ít calo như mì shirataki, thạch và các sản phẩm chay.

Củ nưa có hình dạng hơi tròn hoặc dẹt, với lớp vỏ ngoài màu nâu đen và ruột trắng hoặc hơi vàng. Hiện nay trong ẩm thực, khoai nưa chủ yếu được xay thành bột để làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ít calo như mì shirataki, thạch và các sản phẩm chay.

Củ nưa cần được thu hoạch sớm khi chưa già, lúc này khoai thường bở và ít ngứa hơn. 

Củ nưa cần được thu hoạch sớm khi chưa già, lúc này khoai thường bở và ít ngứa hơn. 

Củ sau khi thu hoạch được cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa. Củ muốn ăn được phải chế biến nấu với vôi cho hết chất ngứa.

Củ sau khi thu hoạch được cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa. Củ muốn ăn được phải chế biến nấu với vôi cho hết chất ngứa.

Củ nưa có thể để từ 2-3 năm, nhưng nên thu hoạch củ tốt nhất sau trồng 1 hoặc 2 năm sẽ cho chất lượng tốt nhất.

Củ nưa có thể để từ 2-3 năm, nhưng nên thu hoạch củ tốt nhất sau trồng 1 hoặc 2 năm sẽ cho chất lượng tốt nhất.

Nếu trồng trên đất tốt, được bón nhiều phân, củ có thể nặng tới 5-6kg, thậm chí có củ nặng tới 10kg. Giá củ nưa bán thô là 8.000 - 15.000 đồng/kg. Khi chế biến thành sản phẩm, giá bột nưa tinh khiết từ 180.000 đến 260.000 đồng/kg.

Nếu trồng trên đất tốt, được bón nhiều phân, củ có thể nặng tới 5-6kg, thậm chí có củ nặng tới 10kg. Giá củ nưa bán thô là 8.000 - 15.000 đồng/kg. Khi chế biến thành sản phẩm, giá bột nưa tinh khiết từ 180.000 đến 260.000 đồng/kg.

Theo Chi Phan (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Đắt - Độc - Lạ

Xem Thêm