2 loại quả "nhà nghèo" ở Việt Nam nay hóa "mỏ vàng", thành đặc sản xuất khẩu ra nước ngoài

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Nếu như trước đây, 2 thứ quả này gắn với cuộc sống của người nghèo thì giờ đây chúng thành đặc sản nổi tiếng ở thành phố, còn được xuất khẩu.

Trái nhàu là quả dân dã, mọc hoang dại ở các tỉnh thuộc Trung Bộ và Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Dương, An Giang… 

Trái nhàu là quả dân dã, mọc hoang dại ở các tỉnh thuộc Trung Bộ và Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Dương, An Giang… 

Quả này nặng mùi, một số người nhận xét mùi nồng như trái sầu riêng, nhưng chỉ ăn vài lần là quen và bị "ghiền".

Quả này nặng mùi, một số người nhận xét mùi nồng như trái sầu riêng, nhưng chỉ ăn vài lần là quen và bị "ghiền".

Quả nhàu có quanh năm nhưng khoảng tháng 9, tháng 10 là rộ lên nhiều nhất. Khi còn non chúng có màu xanh nhạt, lúc chín sẽ ngả màu vàng, có nhiều hạt dính vào nhau, có thể to bằng nắm tay người lớn.

Quả nhàu có quanh năm nhưng khoảng tháng 9, tháng 10 là rộ lên nhiều nhất. Khi còn non chúng có màu xanh nhạt, lúc chín sẽ ngả màu vàng, có nhiều hạt dính vào nhau, có thể to bằng nắm tay người lớn.

Mấy năm gần đây nhiều người bất ngờ khi trên chợ mạng có rao bán trái nhàu ở 2 dạng: quả tươi và quả khô. Quả nhàu tươi có giá 70.000-90.000 đồng/kg, quả nhàu khô có giá khoảng 150.000-180.000 đồng/kg

Mấy năm gần đây nhiều người bất ngờ khi trên chợ mạng có rao bán trái nhàu ở 2 dạng: quả tươi và quả khô. Quả nhàu tươi có giá 70.000-90.000 đồng/kg, quả nhàu khô có giá khoảng 150.000-180.000 đồng/kg

Từ trái nhàu còn có thể làm thành nước cốt nhàu; mật ong hoa nhàu nguyên chất; tinh dầu nhàu cao cấp; nhàu sấy lạnh để xuất khẩu sang nước ngoài. 

Từ trái nhàu còn có thể làm thành nước cốt nhàu; mật ong hoa nhàu nguyên chất; tinh dầu nhàu cao cấp; nhàu sấy lạnh để xuất khẩu sang nước ngoài. 

Ngoài trái nhàu, trái bần ở miền Tây cũng thành "mỏ vàng", mang về thu nhập cho người dân vùng sông nước. 

Ngoài trái nhàu, trái bần ở miền Tây cũng thành "mỏ vàng", mang về thu nhập cho người dân vùng sông nước. 

 Khi còn non, quả có màu xanh lá cây, nhưng khi chín sẽ chuyển sang màu vàng nhẹ, thoang thoảng mùi thơm. 

 Khi còn non, quả có màu xanh lá cây, nhưng khi chín sẽ chuyển sang màu vàng nhẹ, thoang thoảng mùi thơm. 

Người miền Tây thường tận dụng cả hoa và trái bần để chế biến thành những món ăn dân dã như nấu canh chua, cá kho bần, chấm mắm, lẩu bần, gỏi bông bần, mứt bần...

Người miền Tây thường tận dụng cả hoa và trái bần để chế biến thành những món ăn dân dã như nấu canh chua, cá kho bần, chấm mắm, lẩu bần, gỏi bông bần, mứt bần...

Hiện nay, bần và các sản phẩm từ trái bần được bán ở chợ mạng, các sàn thương mại điện tử. Thậm chí bần còn được xuất khẩu sang nhiều nước Canada, Đức, Úc...

Hiện nay, bần và các sản phẩm từ trái bần được bán ở chợ mạng, các sàn thương mại điện tử. Thậm chí bần còn được xuất khẩu sang nhiều nước Canada, Đức, Úc...

Trên thị trường, trái bần tươi được bán với giá 50.000 đồng/kg, còn trái bần khô giá 180.000 đồng/kg. Ngoài ra, người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn làm ra nhiều món đặc sản từ trái bần, ví dụ như cốt bần, bột bần, mứt bần, rượu bần. 

Trên thị trường, trái bần tươi được bán với giá 50.000 đồng/kg, còn trái bần khô giá 180.000 đồng/kg. Ngoài ra, người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn làm ra nhiều món đặc sản từ trái bần, ví dụ như cốt bần, bột bần, mứt bần, rượu bần. 

Theo Chi Phan (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Đắt - Độc - Lạ

Xem Thêm