2 loài nuôi vài tháng là chết, người Việt vẫn coi như "mỏ vàng"
Dù không sống thọ nhưng 2 loài này có thể đem lại thu nhập “khủng” cho người nuôi.
Đây đều là những loài có vòng đời rất ngắn, chỉ nuôi vài tháng là chết nhưng vẫn được coi như “mỏ vàng” vì lợi nhuận “khủng” mà chúng mang lại.
Hàu Thái Bình Dương (TBD) có nguồn gốc từ Nhật Bản. Loài hàu này có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng phân bố rộng.
So với các loài hàu bản địa và động vật thân mềm khác đang được nuôi ở Việt Nam, hàu TBD có nhiều ưu điểm hơn như kích thước và khối lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất lớn.
Theo đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, hàu TBD nuôi tại vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh), sau 8 - 10 tháng nuôi hàu đã đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65-75mm/con, trọng lượng từ 70 - 80g/con, tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%.
Hàu Thái Bình Dương có giá trị kinh tế cao, chúng thích ứng tốt với môi trường nuôi tự nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hàu bản địa, chỉ sau khoảng 5 - 6 tháng nuôi là cho thu hoạch.
Hiện nay, nghề nuôi hàu phát triển rất mạnh ở nhiều nước với nguồn giống chủ yếu từ sinh sản nhân tạo.
Ông Nguyễn Văn Mãnh, một chủ lồng bè nuôi hàu ở Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ông bắt đầu nuôi hàu Thái Bình Dương từ năm 2016, đến nay ông Mãnh đã có vài chục lồng bè.
Mỗi tháng ông xuất bán từ 2,5 - 3 tấn hàu thương phẩm, với giá dao động từ 25 - 50 ngàn đồng/kg (tùy loại), sau khi trừ chi phí còn lời gần 100 triệu đồng.
Từ vật nuôi thử nghiệm nhập khẩu từ Đài Loan, nay hàu sữa Thái Bình Dương được biết đến như một trong những sản phẩm chất lượng, dần định vị thương hiệu, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng, hướng tới xuất khẩu.
Ngoài hàu Thài Bình Dương thì dế cũng là loài không sống thọ nhưng đem lại giá trị kinh tế rất cao.
Dế là có tuổi thọ không quá 3 tháng. Sau thời gian đó, dế sẽ tự chết vì tuổi già.
Anh Phan Ngọc Vũ - nông dân ấp An Phú (An Giang) chia sẻ, với số vốn 20.000 đồng, anh đã nuôi thử nghiệm 40 con dế trong thùng xốp. Sau hơn 1 tháng dế bắt đầu đẻ, anh tiếp tục gây giống và làm chuồng để nuôi thêm.
Sau gần một năm nuôi, anh đã sở hữu 22 chuồng nuôi dế. Nguồn dế của gia đình anh chủ yếu bán cho một số cơ sở kinh doanh cá kiểng với giá 100 ngàn đồng/kg.
Đối với dế nuôi để làm thức ăn cho cá cảnh thì chỉ cần nuôi từ 28 - 30 ngày là xuất bán, riêng dế thịt thương phẩm thì mất khoảng 40 - 45 ngày là có thể thu hoạch.
Theo anh Vũ, nếu trừ các khoảng chi phí con dế giống, thức ăn, công chăm sóc, mỗi chuồng dế cho lợi nhuận từ 1 – 1,5 triệu đồng. Tiền lời trung bình mỗi năm của gia đình anh qua mô hình nuôi dế đạt từ 50 đến 60 triệu đồng.
Anh Bảo Dưỡng (Bình Phước) – một người có kinh nghiệm nuôi dế 5 năm cho biết, mỗi tuần, anh xuất bán được 100 khay trứng cho các trại.
Mỗi khay anh bán với giá từ 70.000 – 80.000 đồng. Tính ra, anh thu về khoảng 7 triệu đồng mỗi tuần, chưa kể tiền bán dế thương phẩm.
Giá mỗi kg dế thương phẩm dao động từ 100 – 120 nghìn đồng. Còn mỗi khay trứng dế, người nuôi sẽ thu về được khoảng 5kg dế thương phẩm.