ekaterina-vs-jessica
Qatar Total Energies Open
Ekaterina Alexandrova
2
Jessica Pegula
1
nuno-vs-zizou
Open 13 Provence
Nuno Borges
1
Zizou Bergs
2
elena-vs-iga
Qatar Total Energies Open
Elena Rybakina
0
Iga Swiatek
2
zhizhen-vs-hubert
Open 13 Provence
Zhizhen Zhang
2
Hubert Hurkacz
1
ons-vs-jelena
Qatar Total Energies Open
Ons Jabeur
0
Jelena Ostapenko
2
joao-vs-federico
IEB+ Argentina Open
Joao Fonseca
0
Federico Coria
1
daniil-vs-pierre-hugues
Open 13 Provence
Daniil Medvedev
0
Pierre-Hugues Herbert
0
jan-lennard-vs-hugo
Open 13 Provence
Jan-Lennard Struff
-
Hugo Grenier
-
mariano-vs-holger
IEB+ Argentina Open
Mariano Navone
-
Holger Rune
-
lorenzo-vs-corentin
IEB+ Argentina Open
Lorenzo Musetti
-
Corentin Moutet
-
matteo-vs-learner
Delray Beach Open
Matteo Arnaldi
-
Learner Tien
-
taylor-vs-yunchaokete
Delray Beach Open
Taylor Fritz
-
Yunchaokete Bu
-
Chia sẻ

Nhà vô địch dũng cảm

Sự kiện: Taekwondo SEA Games 30

Nữ võ sĩ 25 tuổi Hà Thị Nguyên xứng đáng với lời khen ngợi đó không chỉ vì chiếc HCV tối 14-6 giúp taekwondo Việt Nam vượt chỉ tiêu mà còn bởi con đường đến với thể thao của cô.

Chiến thắng tuyệt đối 22-0 trước đối thủ Philippines ở trận chung kết hạng cân dưới 62 kg nữ, Hà Thị Nguyên đã giúp taekwondo Việt Nam đoạt chiếc HCV thứ 5 tại Singapore, vượt chỉ tiêu 1 HCV.

Với 4 kỳ tham dự SEA Games cùng 2 HCV từ năm 2009, Hà Thị Nguyên được xem là cựu binh dù cô chỉ mới 25 tuổi. Cô là một trong những VĐV hiếm hoi cùng thời với Nguyễn Thị Huyền Diệu, Nguyễn Văn Hùng hay Lê Huỳnh Châu còn gắn bó với đội tuyển quốc gia. Hơn 10 năm tập luyện, 9 năm khoác áo quốc gia, gần như chuỗi ngày tuổi trẻ của cô gái này đã cống hiến hết cho môn võ mình yêu thích với mong ước được một lần tham dự Olympic.

Nhà vô địch dũng cảm - 1

Hà Thị Nguyên (trái) trên bục nhận huy chương tối 14-6

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông chị em ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, ngay từ khi học cấp 1, Hà Thị Nguyên đã sớm tỏ ra là cô bé đầy cá tính và yêu thích thể thao. Không được ai định hướng và bản thân cũng chưa thể tự định hình được mình có năng khiếu về thể thao hay không nhưng lúc nào cô cũng khát khao, nung nấu một ngày nào đó sẽ trở thành VĐV thể thao chuyên nghiệp.

Lên đến THCS, Nguyên mạnh dạn viết tâm thư gửi TS Hoàng Vĩnh Giang (lúc đó đang giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam) thể hiện khát khao của mình. Đến năm lớp 9, cô được bố dẫn xuống Hà Nội và đầu quân cho Trung tâm Đào tạo VĐV cấp cao Hà Nội theo lời giới thiệu của TS Giang. Sau 1 tháng thử luyện với 2 môn bóng chuyền và quyền Anh, thấy không có duyên, Nguyên đã chuyển sang tập taekwondo.

“So với các bạn cùng trang lứa, em là người bước chân vào tập luyện bộ môn thể thao này muộn nhất. Chính vì thế mà thời gian tập luyện của em cũng dày hơn các VĐV khác” - Nguyên cho biết. Bất kể thời tiết mùa đông hay hè, gần như sáng nào Nguyên cũng dậy từ 5 giờ để tập luyện, tối đến lại lên lớp học văn hóa. Dù chấn thương, dù có lúc nước mắt đã rơi khi thất bại, mệt mỏi vì không đáp ứng được sự kỳ vọng của thầy và yêu cầu do chính mình đặt ra nhưng chưa bao giờ cô có ý định bỏ cuộc. Sự cứng cỏi đó có lẽ không phải bất kỳ VĐV thể thao nào cũng có được, nhất là với các VĐV nữ theo đuổi nghiệp võ như Nguyên.

Xúc động với chiếc HCV tối 14-6 sau khi 2 đồng đội của mình là Phan Trung Đức và Phạm Thị Thu Hiền lần lượt thất bại ở chung kết 2 hạng cân dưới 68 kg nam và dưới 57 kg nữ, Nguyên nghẹn ngào: “Chiến thắng này là của toàn đội chứ không chỉ của riêng em!”.

Hết ngày 14-6, đoàn Việt Nam vẫn xếp thứ ba với 73 HCV, 51 HCB và 56 HCĐ, sau Thái Lan (87, 83, 64) và Singapore (82, 72, 98).

Theo Quang Liêm (nld.com.vn)
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Taekwondo SEA Games 30

Xem Thêm