Chia sẻ

7 thói quen rửa bát gây hại sức khỏe

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Không thường xuyên thay khăn lau bát, sử dụng quá nhiều nước tẩy rửa, dùng quá ít nước hay ngâm bát đĩa trong thời gian dài... đều là những thói quen không tốt, có thể gây ung thư.

1. Không thường xuyên thay khăn lau bát đĩa

Vì tiết kiệm, nhiều người không thay khăn lau bát đĩa mới, miễn là chúng chưa bị mòn.

Trên thực tế, sau một thời gian dài sử dụng, khăn lau bát đĩa sẽ đầy bụi và chất bẩn. Nghiên cứu cho thấy nếu sử dụng khăn lau bát đĩa trong hơn một năm, tổng số vi khuẩn có thể lên tới 500 tỷ. Nhiều loại vi khuẩn không thể làm sạch ngay cả khi dùng chất tẩy rửa.

Do đó, bạn không nên sử dụng khăn lau quá một tháng. Nếu thấy lãng phí, bạn có thể tiếp tục sử dụng nó như một chiếc giẻ lau bàn, bếp.

2. Sử dụng chất tẩy rửa kém chất lượng

Nước rửa chén giả được làm từ nguyên liệu kém chất lượng và chứa nhiều thành phần hóa học độc hại. Sử dụng chúng dễ gây nguy hại đến sức khỏe.

Nếu nước rửa chén bạn mua có mùi nồng nặc, đừng sử dụng nữa. Có khả năng nó chứa các thành phần hóa học có thể gây ra tác động tiêu cực nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Tốt nhất là bạn nên mua nước rửa chén ở siêu thị hoặc trên các trang bán hàng chính thức.

Ảnh: Deposit Photos

Ảnh: Deposit Photos

3. Sử dụng quá nhiều nước rửa chén

Cho quá nhiều chất tẩy rửa khi rửa bát không những lãng phí mà còn dễ gây ra tồn dư hóa chất. Nếu nước rửa chén được đưa vào cơ thể, nó sẽ dễ dàng làm tăng gánh nặng cho quá trình trao đổi chất của gan. Ngoài ra, một số thành phần trong nước rửa chén sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và tiết estrogen trong cơ thể, dễ làm rối loạn kinh nguyệt và tăng sản nội mạc tử cung.

Vì vậy, khi rửa bát, hãy cố gắng dùng ít chất tẩy rửa hơn, nên chọn loại có thành phần thực vật tự nhiên.

4. Tiết kiệm nước khi rửa bát

Chất hóa học trong nước rửa chén không được rửa sạch hoàn toàn và vẫn bám trên bát, đũa nếu bạn dùng quá ít nước khi tráng bát. Hấp thụ các hóa chất này trong thời gian dài sẽ gây gánh nặng cho gan và các cơ quan khác trong cơ thể, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

5. Ngâm bát đĩa trong thời gian dài

Một số người hoặc vì lười biếng, vì bận rộn hay muốn tiết kiệm nên không rửa bát ngay sau khi ăn mà ngâm vào nước, chờ tới lần sử dụng tiếp theo mới rửa.

Hành động này càng khiến sản sinh vi khuẩn. Vi khuẩn và mầm bệnh trên đồ dùng ăn uống sinh sôi tốt nhất ở môi trường có nhiệt độ 20℃ - 30℃. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy trong điều kiện bình thường, chỉ có 1.000 vi khuẩn bám trên đồ dùng, dụng cụ ăn uống, nhưng nếu ngâm trong nước 10 giờ, tổng số vi khuẩn sẽ tăng vọt lên 70.000 lần.

Ngoài ra, đồ dùng bằng tre, gỗ dễ bị mốc và đen trong quá trình ngâm. Thành phần chính của nấm mốc là aflatoxin, một trong những chất gây ung thư mạnh nhất.

6. Không bao giờ khử trùng bát đũa

Chỉ dùng nước rửa chén thôi chưa đủ, bởi bên trong chén đĩa vẫn còn rất nhiều vi khuẩn. Theo thời gian, số lượng vi khuẩn sẽ tăng. Khi chúng ta ăn vào, bệnh tật dễ xâm nhập qua đường miệng và từ đó gây hại sức khỏe.

Gia đình có điều kiện nên cân nhắc sử dụng máy rửa chén, tủ khử trùng để làm sạch đồ dùng ăn uống thường xuyên. Nếu không, hãy cho chúng vào nồi và hấp trong khoảng 20 phút.

7. Cất bát đĩa vào tủ dù chưa ráo nước

Khi ẩm ướt, vi khuẩn, virus, nấm mốc và mùi hôi đều dễ sinh sôi, ngay cả bát đĩa sạch cũng không ngoại lệ. Trong môi trường kín, vi khuẩn và các vi sinh vật khác có thể dễ dàng sinh sôi, làm ô nhiễm các đồ dùng ăn uống khác. Bát đũa, thìa dĩa bị mốc sẽ sản sinh ra aflatoxin, một chất gây ung thư cao. Nếu sử dụng những món đồ này để ăn trong thời gian dài, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng. Vì vậy, tốt nhất là đợi cho đến khi bát đĩa khô hẳn mới đem cất tủ.

Hướng Dương (Theo Sohu)

Để lại thức ăn thừa trên bát đĩa, chất quá nhiều, quên vệ sinh bộ lọc hay các tay quay... là những sai lầm dễ làm hỏng...

Theo Hướng Dương (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe

Xem Thêm