Chia sẻ

7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ

Sự kiện: Sống khỏe
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ngủ đủ giấc là chìa khóa cho sức khỏe, nhưng ngủ quá nhiều lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng.

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người lại lầm tưởng rằng, ngủ càng nhiều càng tốt. Thực tế, việc ngủ quá lâu có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là 7 hậu quả đáng lo ngại khi bạn ngủ quá nhiều.

1. Gây tổn thương hệ tiêu hóa

Khi ngủ quá 9 giờ mỗi ngày, cơ thể ít vận động, nhu động ruột chậm lại, từ đó dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, sau khi thức ăn đã tiêu hóa hết, dạ dày vẫn tiếp tục tiết dịch vị. Nếu không được trung hòa kịp thời, dịch vị dư thừa có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến các bệnh về dạ dày như viêm loét hoặc trào ngược.

7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ - 1

2. Ảnh hưởng đến chức năng tim

Trong lúc ngủ, tim cũng được nghỉ ngơi, nhịp tim và lưu lượng máu giảm xuống. Tuy nhiên, ngủ quá lâu sẽ phá vỡ nhịp sinh học của tim, khiến tim phải điều tiết lại bất thường. Lâu dài, điều này có thể dẫn đến suy giảm chức năng tim, khiến người bệnh dễ bị đánh trống ngực, mệt mỏi, thở dốc chỉ sau một chút vận động.

3. Thiếu oxy lên não

Khi tim bơm máu chậm trong lúc ngủ, lượng máu và oxy cung cấp cho não sẽ giảm đáng kể, đặc biệt là trong không gian ngủ không thông thoáng. Những người ngủ quá lâu có thể gặp phải tình trạng choáng váng, mất tỉnh táo và cảm thấy uể oải sau khi thức dậy.

4. Giảm trí nhớ và khả năng tư duy

Ngủ quá nhiều có thể khiến não bộ “ngủ quên”, hoạt động thần kinh trở nên chậm chạp. Thói quen ngủ nướng lâu ngày có thể làm giảm sự hưng phấn của vỏ não, dẫn đến giảm trí nhớ, kém tập trung và suy giảm khả năng phản xạ.

7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ - 2

5. Suy giảm hệ miễn dịch

Ngủ nhiều khiến cơ thể lười vận động, trao đổi chất chậm lại, làm suy yếu hệ miễn dịch. Thêm vào đó, phòng ngủ kín, ít lưu thông khí cũng khiến người ngủ nhiều dễ hít phải bụi, nấm mốc, vi khuẩn, từ đó dễ mắc các bệnh hô hấp.

6. Tăng nguy cơ sỏi mật và rối loạn tiêu hóa

Buổi sáng là thời điểm cơ thể cần nạp năng lượng, nhưng nếu bạn ngủ quá giấc và bỏ bữa sáng, mật sẽ không được tiết ra đúng lúc. Dịch mật ứ đọng lâu ngày có thể hình thành sỏi mật, ảnh hưởng đến chức năng gan và hệ tiêu hóa.

7. Nguy cơ đột quỵ cao hơn ở người già

Ở người cao tuổi, ngủ quá 9 tiếng mỗi ngày làm tăng độ nhớt của máu, dễ gây huyết khối, tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến đột quỵ. Các chuyên gia khuyến cáo, giấc ngủ kéo dài quá mức là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ tai biến mạch máu não ở người lớn tuổi.

Ngủ bao lâu là đủ?

- Người trưởng thành: 6 – 8 tiếng/ngày

- Người cao tuổi: 5 – 7 tiếng/ngày

- Thanh thiếu niên: 8 – 10 tiếng/ngày

- Trẻ nhỏ: 12 – 14 tiếng/ngày

Ngoài ra, bạn nên duy trì giờ ngủ và giờ dậy ổn định, hạn chế ngủ trưa quá 30 phút và tránh thức khuya để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Chỉ với 7 thói quen buổi sáng đơn giản như uống nước mật ong chanh hay thiền định, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Sống khỏe

Xem Thêm