Việt Nam sở hữu "cây bạc tỷ" nhiều quốc gia săn đón, xếp thứ 4 thế giới về diện tích trồng
Chỉ cần mua giống rồi trồng 1 lần, nếu được chăm sóc tốt thì chúng có thể cho thu hoạch nhiều năm. Đây được mệnh danh là cây 'bạc tỷ' bởi từ gốc rễ đến ngọn đều mang lại giá trị xuất khẩu.
Cây tre là một trong những loại cây mà Việt Nam có sản lượng và diện tích trồng đứng Top đầu của thế giới. Cụ thể, Việt Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích trồng tre.
Nước ta có diện tích tre lên đến 1.592.205 ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, trong đó có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha.
Tài nguyên tre Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với hàng trăm loài, trong đó một số loài kinh tế cao như: luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai…
Chúng được mệnh danh là cây "bạc tỷ" bởi từ gốc rễ đến ngọn đều mang lại giá trị xuất khẩu cao.
Thân cây tre được sử dụng để làm các sản phẩm xuất khẩu như chiếu, đũa, gỗ ép, nguyên liệu giấy.
Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các thị trường Nhật, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc,...
Lá tre cũng đang mang lại nguồn giá trị xuất khẩu cao. Cụ thể xuất khẩu lá tre trong tháng 10/2023 đã mang về 176.000 USD, tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu lá tre đạt 1,308 triệu USD.
Măng từ cây tre cũng là một trong những đặc sản không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, thường được chế biến ở dạng khô hoặc tươi.
Tre thông thường có vòng đời từ 13 – 15 năm tuổi. Tùy vào thuộc tính những loài khác có thể tồn tại hàng chục năm.
Trên thế giới, hiện nay Trung Quốc là quốc gia trồng cây tre lớn nhất thế giới. Hiện diện tích rừng tre của Trung Quốc đạt 7,01 triệu ha