Thứ "của trời cho" ở Việt Nam, tự xuất hiện rồi biến mất, giá 30.000 đồng/kg
Thứ cây này được nhiều người cho là "của trời cho", mọc hoang dại và là loài rong cỏ thủy sinh.
Thứ cây này được nhiều người cho là "của trời cho", mọc hoang dại và là loài rong cỏ thủy sinh.
Hẹ nước mọc ở ruộng nước hoặc vùng đất phèn. Đây được xem là đặc sản mùa nước nổi của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Nguồn cung cấp phụ thuộc vào tự nhiên, không ai trồng được. Cứ đến mùa nước nổi là hẹ lại sinh sôi và cho thu hoạch.
Muốn hái hẹ nước phải lội xuống ruộng, trầm mình dưới nước, thò tay tìm cái gốc hẹ mà lắc lắc vài cái cho đất nhão ra rồi nhổ lên cả bụi lẫn gốc rễ
Người miền Tây hay dùng hẹ nước ăn với mắm kho, cá kho hay thịt kho hoặc ăn với bún tươi, nhúng lẩu.
Hẹ nước có lá mỏng, có gân trắng chính giữa màu xanh nhàn nhạt như lá sả dập dềnh theo làn nước.
Đặc biệt chỉ tự mọc (không thể trồng), vùng đất nào có hẹ thì dù có luân canh thế nào, “hễ tới mùa nước nổi - đất trống là hẹ lại sinh sôi”
Khi nước cạn chúng lụi tàn, chỉ còn chút củ chìm trong đất. Khi mùa nước nổi về, đất biến thành bùn nhão, cộng thêm nước khiến củ bung ra, mọc lên thành cây.
Thời gian có hẹ nước chỉ khoảng 1 tháng, nếu không ai cắt là tự chúng lụi tàn trong nước. Cho nên người hái cũng cố gắng tận dụng "của trời cho".
Hẹ nước là loại rau ăn liền sau khi hái là ngon nhất. Nếu để vài ngày hẹ nước sẽ héo, không dùng được.
Giá bán hẹ nước ở mức 30.000 đồng - 40.000 đồng/kg.