Rau dại trước nhổ vứt đi nay thành đặc sản lạ bán đắt hàng, dễ nhầm với cây có độc
Loại cây này mọc dại đầy ở bờ ruộng, đất trống, nay được bán ở thành phố với giá 80.000 đồng/kg.
Có nhiều loại cây cỏ mọc dại tưởng chừng không ăn được, nhưng thực chất nó có thể chế được thành nhiều món vừa lạ vừa ngon, trong đó có cây tầm bóp
Cây tầm bóp còn được gọi bằng nhiều tên khác như: cây lồng đèn, lu lu cái, thù lù cạnh,...
Trước đây, loại cây này mọc đầy ở ruộng, ao, vườn, chỗ nào có đất trống cây đều phát triển xanh tốt
Thế nhưng hồi đó không ai hái tầm bóp để ăn, chỉ để cho lợn hoặc nhổ vứt đi
Quả của cây tầm bóp tựa như chiếc lồng đèn cũng là thứ quả dại được trẻ em nông thôn hái để chơi trò chơi, bóp kêu bôm bốp vui tai.
Ít ai biết được rằng thứ rau dại này giờ là đặc sản được bán trên chợ mạng với giá 80.000 đồng/kg
Trong đông y, lá tầm bóp có tính mát nên rau có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt, tốt cho sức khỏe.
Rau tầm bóp rất dễ nhầm lẫn với cây rau lu lu đực. Lu lu đực là cây có độc
Lu lu đực chứa nhiều độc tố Solanin, lá thì chứa độc tố Nitrate. Nếu ăn phải quả, lá của lu lu đực sau 6 – 12 tiếng có thể sốt, vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, triệu chứng hôn mê.
Cây lu lu đực có thân phân cành, lá nguyên, hình trái xoan nhọn, thuôn dần thành cuống; phiến hơi phân thùy hay có góc. Quả nang tròn, lúc còn non có màu lục sau chuyển sang màu vàng hay đỏ, khi chín hẳn có màu đen, chứa nhiều hạt dẹp.