Quả dại mọc bờ bụi có vị đắng ngắt, xưa rụng đầy nay hoá "mỏ vàng", thành đặc sản nổi tiếng
Loại quả này có đắng ngắt, nhưng ở Tây Nguyên đây là đặc sản nổi tiếng, được bán ra với giá khá đắt đỏ.
Cây cà đắng mọc dại bạt ngàn trong rừng, triền đồi, trên nương rẫy hay dọc các tuyến đường ở Tây Nguyên.
Quả cà to bằng đầu ngón chân, có màu xanh vân trắng, ruột nhiều hạt, phần cuống có nhiều gai nhọn nên rất dễ phân biệt với quả cà thường.
Cây cà đắng ra hoa kết trái từ tháng 3- 10 âm lịch, trái rộ nhất là từ tháng 5 trở đi.
Trên thân dây leo, những chùm quả mọng như chùm nho, ken đặc trong màu lá xanh thẫm.
Trước đây quả cà đắng mọc dại bạt ngàn, chín rụng đầy gốc nhưng không mấy ai ngó ngàng. Chỉ có người dân địa phương hái về làm món ăn, chúng có vị đắng rất đặc trưng, khác với vị đắng của quả mướp đắng
Cà đắng có thể chế biến được các món ăn đa dạng, từ ăn sống, muối, nướng, đến kho với cá, kho thịt...
Những năm trở lại đây, thứ quả dại này đã trở thành đặc sản ở thành phố. Trên chợ mạng và các sàn thương mại điện tử, cà đắng được bán với giá lên tới 100.000 đồng/kg.
Vì chúng mang lại giá trị kinh tế nên nhiều người dân chuyên đi hái cà đắng để bán cho thương lái hoặc gửi đi các tỉnh thành
Để cà không bị giập, đen, thương lái thường gọi đặt trước để người dân cắt và nhập trong ngày. Khi cắt phải cắt nguyên chùm, chọn chùm không quá non, cũng không quá già.
Không chỉ là loại món ăn đặc sản, cà đắng còn có nhiều lợi ích như kích thích sự thèm ăn, mát gan, sáng mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể…