Chia sẻ

Mua thịt lợn có dấu hiệu này về ăn nghĩa là bạn đang nạp cả đống hóa chất vào người

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chỉ với vài dấu hiệu đơn giản, chị em đã có thể phân biệt thịt lợn sạch và thịt lợn chứa chất cấm.

Tác hại nguy hiểm của chất tạo nạc

Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến xuất hiện trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Thế nhưng cơ quan chức năng từng phát hiện một số hộ, cơ sở chăn nuôi lén lút sử dụng chất cấm. Phổ biến là các chất Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine.

Theo Cổng thông tin điện tử quận Gò Vấp (TP.HCM), Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamin là một hợp chất hóa học thuộc họ β- agonist được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Các chất này được sử dụng trong chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn để làm chất tăng trọng, nhằm giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ nạc, giảm quá trình tích mỡ, giúp sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Theo phụ lục V Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng quy định Clenbuterol, Salbutamol nằm trong Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

Những chất này đã bị cấm vì những tác dụng phụ có thể gây hại cho người sử dụng. Theo các nghiên cứu y khoa, việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm thực phẩm có chứa dư lượng các chất tăng trưởng gây ra các tác hại lớn cho người sử dụng.

Thịt lợn tươi ngon màu hồng tươi hoặc đỏ nhạt, có mùi vị thịt, lớp bì dày, phần nạc và mỡ dính chặt.

Thịt lợn tươi ngon màu hồng tươi hoặc đỏ nhạt, có mùi vị thịt, lớp bì dày, phần nạc và mỡ dính chặt.

Khi người tiêu dùng ăn phải thịt lợn có tồn dư nhiều chất thuộc nhóm Beta-agonist sẽ bị các triệu chứng cấp tính của sự ngộ độc. Về dài hạn, các chất Clenbuterol và Salbutamol có thể làm tổn hại các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, liệt cơ, run cơ, phù nề, thậm chí dẫn đến ung thư.

Các chất cấm này thường tồn dư chủ yếu ở thận và gan của lợn, khiến việc sử dụng nội tạng động vật làm tăng nguy cơ nhiễm các chất độc này.

Nhận biết thịt lợn chứa chất tạo nạc

Để lợn nhanh lớn, siêu nạc, dễ bán, một số người chăn nuôi thường dùng các chất này cho lợn trong giai đoạn vỗ béo từ 70 kg trở lên.

Lợn sau khi ăn chất cấm, mỗi ngày có thể tăng 1,5 đến 2 kg trọng lượng cơ thể. Sang ngày thứ 2, lợn bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. 

Ngày thứ 3, lợn ít di chuyển thường nằm ngủ li bì. Ngày thứ 10, lợn bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. 

Ngày thứ 15, lợn siêu tạo nạc, tích nước, trọng lượng mỗi ngày tăng 1,5 - 2 kg/ngày, xương giòn và nguy cơ gãy chân rất cao. Quá 15 ngày, khắp người lợn bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ thoái hóa, có thể chết.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, lợn nếu được nuôi bằng hóa chất tạo nạc thì da sẽ mỏng hẳn. Khi lợn còn sống, da có độ căng bất thường, có cảm giác như bị ứ nước bên trong.

Để mua được thịt lợn an toàn, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, từ những cơ sở kinh doanh có uy tín, được bày bán ở nơi đảm bảo vệ sinh, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y, còn hạn sử dụng, không sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Ngoài ra, để nhận biết và chọn lựa sản phẩm thịt lợn, người tiêu dùng cần chú ý một số đặc điểm của thịt.

Khi chọn thịt cần tránh loại mà lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1cm (trong khi lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5-2cm).

Khi mua thịt, cần để ý chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc.

Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường và sáng, bóng hơn bình thường, tuy nhiên lại dễ bị biến thành màu đỏ sậm ngả sang đen, khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.

Để chọn được các loại thịt an toàn, nên chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.

Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ có màu sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.

Khi thái thịt, nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được thì có khả năng là loại bị sử dụng chất tạo nạc.

Giò chả, bún, thịt là 3 thực phẩm có nguy cơ trộn hàn the nhằm giữ độ tươi ngon trong thời gian dài. Người tiêu dùng cần...

Theo Vân Anh ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Tiêu dùng thông minh

Xem Thêm