Mua bán thời bao cấp hoá ra khó khăn đến nhường này

Thời kỳ ấy, bạn chỉ được mua những mặt hàng thuộc diện phân phối của Nhà nước.

Thời bao cấp - là thời kỳ hàng hoá tất tật được phân phối theo chế độ tem phiếu, bởi việc quản lý thị trường vô cùng nghiêm ngặt, không được mua bán tự do.

Thời bao cấp - là thời kỳ hàng hoá tất tật được phân phối theo chế độ tem phiếu, bởi việc quản lý thị trường vô cùng nghiêm ngặt, không được mua bán tự do.

Ngoài nhà nước và các tổ chức tập thể, người dân không được phép vận tải hàng hóa, mua bán, trao đổi từ địa phương này sang địa phương khác. Không mua được gì ngoại trừ các mặt hàng thuộc diện phân phối của nhà nước.

Ngoài nhà nước và các tổ chức tập thể, người dân không được phép vận tải hàng hóa, mua bán, trao đổi từ địa phương này sang địa phương khác. Không mua được gì ngoại trừ các mặt hàng thuộc diện phân phối của nhà nước.

Hồi đó, tem phiếu là bộ phận quan trọng nhất của chế độ phân phối. Nó có tính quyết định cuộc sống của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức trong cả một năm.

Hồi đó, tem phiếu là bộ phận quan trọng nhất của chế độ phân phối. Nó có tính quyết định cuộc sống của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức trong cả một năm.

Tem phiếu bảo đảm sự công bằng trong hoàn cảnh thiếu thốn, nước nào sau chiến tranh đều phải áp dụng.

Tem phiếu bảo đảm sự công bằng trong hoàn cảnh thiếu thốn, nước nào sau chiến tranh đều phải áp dụng.

Tất cả các loại hàng hóa nhu yếu phẩm gồm lương thực, thực phẩm từ gạo, thịt, cá đến bìa đậu phụ, lọ mắm tôm, mớ rau xanh, chất đốt, xà phòng, mì chính... đều phải mua bằng sổ và tem phiếu theo định mức ít ỏi.

Tất cả các loại hàng hóa nhu yếu phẩm gồm lương thực, thực phẩm từ gạo, thịt, cá đến bìa đậu phụ, lọ mắm tôm, mớ rau xanh, chất đốt, xà phòng, mì chính... đều phải mua bằng sổ và tem phiếu theo định mức ít ỏi.

Mỗi gia đình được cấp cho một sổ gạo mỗi năm 12 tháng, trong đó ghi khẩu phần của tất cả thành viên trong nhà. Rau được cấp theo tiêu chuẩn 3-5kg/người/tháng.

Mỗi gia đình được cấp cho một sổ gạo mỗi năm 12 tháng, trong đó ghi khẩu phần của tất cả thành viên trong nhà. Rau được cấp theo tiêu chuẩn 3-5kg/người/tháng.

Một người dân trung bình được tiêu chuẩn 1,5 lạng thịt/tháng, cán bộ nhà nước được tiêu chuẩn cao hơn, từ 3-5 lạng/tháng tùy cấp bậc.

Một người dân trung bình được tiêu chuẩn 1,5 lạng thịt/tháng, cán bộ nhà nước được tiêu chuẩn cao hơn, từ 3-5 lạng/tháng tùy cấp bậc.

Thời bao cấp, tem phiếu thực phẩm chia ra nhiều loại : A, B, C, D, E, N, T. Ở tỉnh không có phiếu A. Phiếu A chỉ có ở cửa hàng Tôn Đản (Hà Nội). Chỉ có vài người được hưởng tem phiếu loại B như bí thư, chủ tịch tỉnh.

Thời bao cấp, tem phiếu thực phẩm chia ra nhiều loại : A, B, C, D, E, N, T. Ở tỉnh không có phiếu A. Phiếu A chỉ có ở cửa hàng Tôn Đản (Hà Nội). Chỉ có vài người được hưởng tem phiếu loại B như bí thư, chủ tịch tỉnh.

Ở Huế có một người "dân" được hưởng phiếu thực phẩm loại B, đó là bà Từ Cung , mẹ vua Bảo Đại.

Ở Huế có một người "dân" được hưởng phiếu thực phẩm loại B, đó là bà Từ Cung , mẹ vua Bảo Đại.

Phiếu E là phiếu cho cán bộ công nhân viên và hưu trí bình thường, mỗi tháng được mua 0,5 kg thịt/tháng. Phiếu C được giới hạn 1 kg/tháng, phiếu N, Tr (N là thiếu niên, Tr là trẻ em) chỉ được mua 0,3 kg/tháng.

Phiếu E là phiếu cho cán bộ công nhân viên và hưu trí bình thường, mỗi tháng được mua 0,5 kg thịt/tháng. Phiếu C được giới hạn 1 kg/tháng, phiếu N, Tr (N là thiếu niên, Tr là trẻ em) chỉ được mua 0,3 kg/tháng.

Sống trong thời kỳ tem phiếu nghĩa là bạn phải xếp hàng mua lương thực, thực phẩm tại các cửa hàng mậu dịch. Mỗi lần đi mua hàng như "đi chiến đấu", bạn phải đi từ 4-5h sáng, xếp hàng, chen lấn, xô đẩy, có khi mất cả ngày trời mới mua được suất của mình.

Sống trong thời kỳ tem phiếu nghĩa là bạn phải xếp hàng mua lương thực, thực phẩm tại các cửa hàng mậu dịch. Mỗi lần đi mua hàng như "đi chiến đấu", bạn phải đi từ 4-5h sáng, xếp hàng, chen lấn, xô đẩy, có khi mất cả ngày trời mới mua được suất của mình.

Tất cả các mặt hàng mua bằng tem phiếu chỉ có giá trị trong tháng, nên mới sinh ra chuyện xếp hàng bằng… gạch, nón, lồng gà.

Tất cả các mặt hàng mua bằng tem phiếu chỉ có giá trị trong tháng, nên mới sinh ra chuyện xếp hàng bằng… gạch, nón, lồng gà.

Tết thời bao cấp rất đơn sơ. Nhiều nhà phải khó khăn lắm mới có thể “xoay” được tiền mua gạo nếp về gói bánh chưng. Bánh kẹo lại càng ít, nhiều nhà tự làm hạt dưa để ăn chơi trong tết nhưng hạt dưa thời ấy cũng khá hiếm.

Tết thời bao cấp rất đơn sơ. Nhiều nhà phải khó khăn lắm mới có thể “xoay” được tiền mua gạo nếp về gói bánh chưng. Bánh kẹo lại càng ít, nhiều nhà tự làm hạt dưa để ăn chơi trong tết nhưng hạt dưa thời ấy cũng khá hiếm.

Vào thời ấy, su hào có giá một đồng một quả; khoai lang 22 đồng một yến; mì 85 đồng một yến; rau muống lợn 1 đồng 5 hào một mớ; bèo Nhật Bản 4 hào một mớ; bèo tấm 5 hào năm nắm tay; bơm xe  2 hào một bánh; trà chén  2 hào một chén…

Vào thời ấy, su hào có giá một đồng một quả; khoai lang 22 đồng một yến; mì 85 đồng một yến; rau muống lợn 1 đồng 5 hào một mớ; bèo Nhật Bản 4 hào một mớ; bèo tấm 5 hào năm nắm tay; bơm xe  2 hào một bánh; trà chén  2 hào một chén…

Thời bao cấp chưa có thịt bò nhiều như bây giờ và người dân cũng không quen ăn thịt bò, hải sản lại càng hiếm. Các gia đình đều tự trồng trọt, chăn nuôi thêm để cải thiện đời sống. Thịt lợn thời điểm đó “lên ngôi”, ai ai cũng nuôi lợn để tăng gia.

Thời bao cấp chưa có thịt bò nhiều như bây giờ và người dân cũng không quen ăn thịt bò, hải sản lại càng hiếm. Các gia đình đều tự trồng trọt, chăn nuôi thêm để cải thiện đời sống. Thịt lợn thời điểm đó “lên ngôi”, ai ai cũng nuôi lợn để tăng gia.

Theo Hương Nguyễn (Tổng Hợp) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Kinh tế toàn cảnh

Xem Thêm