"Lộc trời" ở Việt Nam xuất hiện vào mùa mưa, dân đua nhau hái bán "hốt bạc"
Người Huế gọi đây là "lộc trời" bởi loại nấm này không cần trồng, không cần chăm sóc mà chỉ "hưởng lộc" mỗi mùa mưa.
Nấm tràm là loại nấm mọc hoang trên lớp lá mục dưới tán rừng tràm, rừng bổi hay rừng bạch đàn… ở các tỉnh miền Trung, trong đó nhiều nhất là ở Huế
Nấm tràm có hình dáng như chiếc ô, khi mới mọc có màu tím nhạt, với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau
Điểm đặc biệt là loại nấm này có vị đắng ngắt, nếu không biết chế biến thì rất khó ăn
Nấm tràm mọc lên sau những cơn mưa đầu mùa, mọc nhanh nhưng cũng rất chóng tàn
Thời gian thu hoạch nấm tràm chỉ kéo dài 7 ngày đến nửa tháng, hàng năm có hai đợt hái nấm vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch
Cứ sau vài ba ngày mưa, người dân ở những vùng này lại rủ nhau vào rừng hái nấm tràm, mà đúng hơn là nhặt nấm vì nó la liệt khắp nơi
Nấm tràm là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn ngon như nấm tràm nấu canh gà, nấm kho tiêu, nấm xào tôm, cháo nấm, nấu lẩu,...
Trên thị trường, nấm tràm được bán với giá lên tới 80.000 đồng/kg
Những năm gần đây, nấm tràm là đặc sản được nhiều chị em ưa chuộng, tìm mua về thưởng thức
Người Huế thường ví nấm tràm như "lộc trời" bởi lẽ loại nấm này không trồng được mà chỉ "hưởng lộc" mỗi khi mùa mưa tới.
Sau khi hái, nấm được bán ở chợ dân sinh hoặc bán sỉ cho nhà hàng, quán ăn, và các thương lái. Nhờ đi hái nấm tràm, nhiều người dân ở Huế có thêm nguồn thu nhập kha khá.