Loài hải sản có nơi đem tiêu hủy như rác, ở Việt Nam giá hơn nửa triệu 1kg
Ở Italia, loài hải sản này bị đem đi tiêu huỷ và số còn lại được làm thức ăn chăn nuôi.
Ghẹ xanh có tên khoa học là Portunus armatus, chúng thực chất là một loài cua lớn, được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng cửa sông tại khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Do có đường bờ biển dài, ở nước ta, ngư dân có thể đánh bắt được loài ghẹ này một cách dễ dàng.
Chúng sống chủ yếu tại các khu vực nước sâu từ 4 - 10m có đáy cát, cát bùn và san hô chết, độ mặn của nước biển là 25 - 30%.
Loài ghẹ này có thể sinh sản quanh năm nhưng thời điểm nhiều trứng và ngon nhất là khoảng tháng 2 đến tháng 4. Thời điểm này ghẹ xanh sống có giá đắt hơn nhưng thịt rất chắc và thơm.
Ở Việt Nam, ghẹ xanh được bán với giá từ 400.000-700.000 đồng/kg
Ở Italia, ghẹ xanh bất ngờ tăng chóng mặt ở nhiều khu vực đầm phá thời gian gần đây và trở thành mối đe dọa về sinh thái. Chúng ăn đến 90% số lượng nghêu, đe dọa trực tiếp đến nhà sản xuất nghêu hàng đầu thế giới.
Các chuyên gia về thủy sản và môi trường ở Italia vẫn chưa rõ tại sao số ghẹ xanh lại nhân lên với tốc độ chóng mặt như vậy. Họ nghi vấn có thể có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Người dân nước này cho biết mỗi ngày họ bắt được đến 12 tấn ghẹ xanh mà vẫn không thấy quần thể này giảm sút.
Chỉ một lượng nhỏ ghẹ xanh được bán cho người tiêu dùng, vì chúng là loài lạ nên nhu cầu không nhiều. Phần lớn chúng được đem đi tiêu huỷ và số còn lại được làm thức ăn chăn nuôi.
Trong khi đó, Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu ghẹ xanh trầm trọng. Số lượng ghẹ xanh ở Vịnh Chesapeake ở Mỹ đã ghi nhận mức thấp kỷ lục khiến giá cả tăng vọt.