Loại cá "nhà nghèo" từng bị chê lên chê xuống, nay phơi khô bán 200.000 đồng/kg
Loài cá này là đặc sản ở miền Tây, nhìn qua nhiều người sẽ nhầm lẫn với con cá mè vinh.
Ở miền Tây có một loại cá nghe tên rất lạ tai, đó là con cá dảnh
Cá dảnh thuộc họ cá chép, có tên khoa học là Puntioplites falcifer. Đây là loài cá nước ngọt, sống chủ yếu ở các kênh rạch, phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia.
Nhìn qua, cá dảnh khá giống với cá mè vinh. Cá dảnh nhỏ con có dạng gần với hình thoi, các vi kỳ đều trắng, thuộc họ cá trắng. Trong khi con cá mè vinh rất lớn con, mình dài căng đầy thịt với lớp vẩy dày và bộ vi kỳ sậm màu đỏ, thuộc họ cá chép
Trước đây, cá dảnh từng bị chê vì có nhiều xương. Tuy nhiên, thịt cá béo, ngọt, thơm, ngon nên được các bà nội trợ miền Tây ưa chuộng.
Từ cá dảnh có thể chiên, kho tương, kho ngót, nấu canh chua... đều ngon.
Trước đây loài cá này ít người biết đến, không mang lại giá trị kinh tế.
Gần đây, cá dảnh thành đặc sản nổi tiếng. Đặc biệt, khô cá dảnh được bán đi khắp các tỉnh thành.
Trên thị trường, cá dảnh tươi có giá 80.000 đồng/kg, còn khô cá dảnh có giá 200.000 đồng/kg
Người miền Tây còn xé thịt cá dảnh để bóp gỏi, bóp nộm cùng với xoài và các loại gia vị khác.
Người dân đã nghiên cứu nuôi thành công giống cá dảnh. Hiện nhiều hộ dân ở đồng bằng Sông Cửu Long chọn nuôi loại cá này để phát triển kinh tế.