Loài cá đặc sản từng tiến Vua, nguy cơ bị tuyệt chủng, được ví như "vàng đen" giá tiền tỷ
Loài cá này được xếp vào nhóm loài cực kỳ nguy cấp và gần tuyệt chủng do người dân săn lùng để lấy trứng.
Loài cá này được xếp vào nhóm loài cực kỳ nguy cấp và gần tuyệt chủng do người dân săn lùng để lấy trứng.
Cá tầm Kaluga (tiếng Trung gọi là Cá hoàng) có tên khoa học là Huso dauricus. Chúng có kích thước lớn, tối đa dài 5,6 m, thông thường nặng 150-400 kg nhưng cũng có thể đạt một tấn. Tuổi thọ của chúng có thể kéo dài tới 80 năm.
Tuy có thân hình khổng lồ, nhưng cá tầm Kaluga được cho là hiền lành vì chúng không có răng và ít gây hại cho đồng loại
Đây là loài cá đặc biệt, có khả năng sinh sống trong nhiều môi trường nước, gồm cả nước ngọt, lợ, và vùng biển mặn. Chúng có hành vi ngược dòng sông để đẻ trứng trong họ Acipenseridae của bộ Acipenseriformes.
Loài cá này được tìm thấy nhiều ở vùng sông Amur tới tận vùng thượng nguồn Argun, Shinka, vùng nước lợ cửa sông ven biển Okhotsk và biển Nhật Bản. Tại các con sông ven biển của Trung Quốc, cá tầm Kaluga cũng được tìm thấy với số lượng nhiều.
Thức ăn của chúng là những con cá nhỏ và những loài nhuyễn thể không xương
Trứng, thịt của loài cá này được xem là những món đặc sản đắt đỏ, xếp vào thực đơn hàng ngày của vua chúa thời xưa.
Từ hàng ngàn năm nay, cá tầm Kaluga đã bị con người săn lùng và truy bắt để lấy trứng nên nó có nguy cơ bị tuyệt chủng
Trứng cá tầm Kaluga nổi tiếng trên toàn thế giới và có mức giá đắt đỏ không tưởng, có thể lên đến 7.000-10.000 USD/kg. Nó được xem là một biểu tượng của cuộc sống thượng lưu.
Ở thời điểm hiện tại, phần lớn trứng cá muối đến từ các trang trại nuôi cá tầm ở 50 quốc gia trên thế giới. Và hơn 54% số trang trại khai thác "vàng đen" được đặt tại Trung Quốc
Những con cá tầm được nuôi ở Chiết Giang (Trung Quốc) to nhất có thể dài tới 4 mét và nặng khoảng 300 kg. Đến tuổi đẻ trứng, cá tầm cái được đưa tới phòng thí nghiệm để gây mê và tiến hành lấy trứng.
Thị trường trứng cá muối toàn cầu vào năm 2021 có thể đạt quy mô 1,55 tỷ USD, tăng gần 75% so với năm 2016. Ngày càng nhiều nhà sản xuất Trung Quốc lao vào thị trường béo bở này.