Cỏ dại đồng hoang trước nhổ cho lợn ăn nay "đẻ ra tiền", trồng 30 ngày bán hốt bạc
Nhiều năm qua, bà con miền Tây đã chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng kèo nèo, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Kèo nèo còn có tên gọi khác là cù nèo, mọc như cỏ dại mọc đầy ở đồng ruộng, trước đây người dân nhổ bỏ hoặc cho lợn ăn.
Khi nước lũ tràn về, mặc cho những cây khác bị bong rễ trôi dạt, kèo nèo vẫn bám trụ và vươn cao mơn mởn.
Còn bây giờ, thứ rau dại này có mặt trong các nhà hàng, quán ăn, trở thành món đặc sản có hương vị lạ.
Từ kèo nèo có thể làm thành các món bóp gỏi, xào tỏi, nấu canh chua, nhúng lẩu hoặc làm dưa chua kèo nèo... Ai từng ăn lẩu mắm ở miền Tây chắc chắn sẽ biết tới loại rau này.
Rau kèo nèo giòn ngọt, lúc đầu ăn nhiều người cảm nhận thấy có vị hơi nhẩn đắng nhưng khi ăn quen sẽ thích hương vị của loại rau này.
Không chỉ được bán ở miền Tây, một số cửa hàng rau đặc sản vùng miền, kèo nèo cũng được rao bán với giá lên tới 100.000 đồng/kg.
Vì mang lại giá trị kinh tế, gần đây nhiều hộ dân ở miền Tây đã mở rộng mô hình trồng kèo nèo mang lại nguồn thu nhập cao.
Được biết, kèo nèo mùa nước nổi sẽ cho sản lượng nhiều hơn so với mùa cạn vì cây vượt theo nước cọng dài hơn và to hơn.
Đặc biệt, đối với kèo nèo thu hoạch mỗi ngày, không cần cách khoảng như các loại rau màu khác.
Từ cây mọc dại, giờ đây kèo nèo đã thành loại cây trồng "đẻ ra tiền". Sau khi cấy hơn 30 ngày, kèo nèo sẽ cho thu hoạch.