Cây dại trước không ai ngó ngàng nay hóa "mỏ vàng", thành đặc sản lạ, dân hái bán "hốt bạc"
Cây này mọc ở trong núi rừng tại các huyện ở Nghệ An, có vị nhẩn đắng nhưng ăn quen sẽ thấy vô cùng hấp dẫn.
Lá lằng là lá rừng mọc hoang dại trong núi rừng tại các huyện ở Nghệ An như Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương…
Cây lá lằng còn gọi là cây lá đắng. Lá lằng thường có 7-9 lá xòe tròn khép kín như cái ô.
Lá của chúng dày, lúc đầu ngửi sẽ thấy hăng hắc, nhưng sau đó lại có mùi thơm đặc trưng.
Vào mùa tháng 4 đến tháng 7 là cây lằng cho nhiều lá và ngon nhất.
Ngoài lá lằng tươi, người dân địa phương còn lấy lá lằng phơi khô dành ăn quanh năm.
Từ lá lằng có thể chế biến thành các món: nấu canh tép đồng, cua đồng, xào cùng lòng lợn, quấn cá trích nướng chấm nước mắm tỏi ớt….
Ai đã một lần được thưởng thức món canh lá lằng chắc chắn sẽ không thể quên cái vị đắng, chát rồi ngọt dần nơi cổ họng.
Từ loại lá cây dại, giờ đây lá lằng "lên đời" thành đặc sản được người dân khắp nơi tìm mua về để chế biến món ăn.
Tại chợ quê hay một số cửa hàng bán đặc sản vùng miền, lá lằng có giá khoảng 50.000 đồng/kg. Nhiều hộ gia đình mang lá lằng về vườn trồng để bán cho thương lái.
Ngoài làm thành món ăn lạ miệng và độc đáo, lá lằng còn được xem là bài thuốc quý trong dân gian, có tác dụng giải độc gan, tốt cho hệ tiêu hóa.