Cây dại mọc đồng hoang, xưa cho lợn ăn nay hóa "mỏ vàng", thành đặc sản nổi tiếng
Vào mùa nước nổi, người dân miền Tây chèo xuồng hái thứ rau dại này để bán.
Rau mác là một loại rau dại mọc hoang nhiều ở các cánh đồng tại miền Tây, đặc biệt là ở tỉnh Cà Mau.
Rau mác được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, chủ yếu ở các vùng khí hậu nhiệt đới từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ…
Rau mác còn có tên gọi khác là rau mác thon hoặc dong nước, thuộc nhóm thân thảo, thân sống dưới nước là thân rễ dạng củ.
Rau mác cùng họ với loài lục bình, có điều lục bình bông tím nổi trên trên mặt sông, con rạch, còn rau mác thì mọc cố định ở đầm lầy
Mùa nước nổi là thời điểm cây rau mác ngoi lên, cọng trắng phau, mập tròn. Lúc này, người dân chống xuồng ra đồng hoang nhổ loài rau này về làm thức ăn.
Nếu trước đây rau mác là món ăn nhà nghèo, thậm chí còn hái về cho lợn ăn, thì giờ đây chúng lên đời thành đặc sản được ưa chuộng ở thành phố.
Ngoài thân cây, hoa của cây rau mác cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon.
Và rau mác giờ đây cũng là nguồn thu nhập nho nhỏ giúp bà con thôn quê cải thiện cuộc sống.
Theo người dân nơi đây, rau mác ăn có vị ngọt, xốp, dai nhẹ khá giống cây dọc mùng. Từ rau mác có thể làm thành nhiều món ăn ngon, xào với tép, tỏi hay nấu canh chua ngon lành không kém gì đậu đũa, đậu que, bông lục bình hay bông so đũa.
Trên thị trường, rau mác có giá khoảng 70.000 đồng/kg. Vì là rau mọc tự nhiên, lại ngon và lạ miệng nên luôn trong tình trạng "cháy" hàng.