Cây dại mọc bờ mương hoá "mỏ vàng", thành đặc sản nổi tiếng giá 100.000 đồng/kg
Cây này phát triển vào mùa nước nổi, mọc quanh bờ rạch, bờ mương, được nấu thành các món ăn ngon.
Bông điên điển là sản vật đặc trưng của miền Tây vào mùa nước nổi.
Loài cây này mọc hoang dại ở những vùng ngập nước, ao hồ, đồng ruộng, hay bãi đất trống.
Khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm, khi con nước tràn về là lúc bông điên điển vào mùa.
Cây hoa điên điển còn có tên gọi khác là muồng rút, điền thanh bụi, điền thanh hạt tròn, điền thanh đầm lầy, điền thanh lưu niên,... tên khoa học Sesbania sesban, thuộc họ Đậu.
Bông điên điển màu vàng mọc thành từng chùm có 8-10 hoa to. Quả của cây này có hình cầu màu đen, khi chín trái rơi xuống mặt đất rồi mọc ra cây khác.
Người dân địa phương ví cây điên điển như sản vật trời ban cho vùng đất này bởi không cần trồng, không cần chăm sóc cây vẫn phát triển nhanh, cho bông sai trĩu.
Bông điên điển có mùi thơm đặc trưng, vị hơi ngọt, là nguyên liệu để làm nên nhiều món đặc sản trứ danh như lẩu mắm, canh chua cá linh, canh chua cá đồng, bún cá...
Giờ đây, bông điên điển còn được kết hợp chế biến thành các món ăn lạ miệng như gỏi, bánh xèo...
Trên chợ mạng, bông điên điển được rao bán với giá 70.000-100.000 đồng/kg
Bông điên điên dễ bị giập nát, không bảo quản được lâu nên khi vận chuyển xa người ta phải đóng gói cẩn thận, bảo quản mát và lấy số lượng ít để bán hết trong ngày.