Thành phố của Việt Nam được định hướng thành trung tâm tài chính châu Á giàu cỡ nào?
Nơi đây có dân số đông và kinh tế giữ mức tăng trưởng cao.
TP.HCM chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số 9,2 triệu người nhưng có đóng góp lớn nhất cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
TP.HCM được định hướng đến năm 2030 là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu kinh tế số, xã hội số; đến năm 2045 trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ châu Á.
Năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố tăng 9,03% so với cùng kỳ 2021.
Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 mới được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 trong số 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân cao nhất cả nước với 6,008 triệu đồng/người/tháng.
Tính đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người của TPHCM ước đạt 6.328 USD/người.
Trong năm 2022, sản xuất công nghiệp được xem là một “điểm sáng” phục hồi kinh tế của TP.HCM. Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2022 tăng 13,9%.
Bộ mặt đô thị của TPHCM ngày càng hiện đại với nhiều khu đô thị được quy hoạch ấn tượng.
Mục tiêu đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người của TPHCM khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.
Mục tiêu từ nay đến năm 2030 tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm.
Mục tiêu đến năm 2045, TP HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của Châu Á