Những nơi "ra đường vớ được vàng, kim cương" nhưng dân vẫn đói ăn
Nghe có vẻ ngược đời nhưng đây lại là 1 thực tế phũ phàng tại châu Phi.
Trên thế giới có những quốc gia sở hữu nguồn khoáng sản vô cùng phong phú, trữ lượng vàng, kim cương “khủng”, cho khai thác với sản lượng rất cao.
Tuy nhiên, không phải cứ sở hữu mỏ vàng, mỏ kim cương là những quốc gia này có thể thoát nghèo.
Các nước châu Phi là nơi có trữ lượng lớn về kim cương. Nơi đây có những tầng địa chất rất tương thích với điều kiện hình thành kim cương trong tự nhiên.
Loại khoáng sản này hầu như được tìm thấy khá dễ dàng tại các khu vực khác nhau ở châu Phi. Chúng chiếm đến gần một nửa lượng kim cương khai thác toàn cầu.
Cộng hòa Dân chủ Congo ở châu Phi đứng thứ 2 trong danh sách những quốc gia có trữ lượng kim cương lớn nhất toàn cầu. Với 150 triệu carat kim cương trên toàn thế giới, kinh tế Congo phần lớn phụ thuộc vào việc khai thác khoáng sản, nhất là kim cương tự nhiên.
Dù đóng góp tới 19% sản lượng kim cương toàn cầu nhưng Congo vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Congo được nhiều nước giàu có chú ý bởi mỏ nguyên liệu khoáng thô, chưa được khai thác tại đây có trị giá hơn 24 tỷ USD.
Bên cạnh Congo thì Mali - 1 quốc gia khác tại châu Phi cũng là một trong những cái tên nghèo nhất thế giới với GDP bình quân chưa đến 1.000 USD/năm.
Ở Mali, ngành công nghiệp dường như không tồn tại. Hơn một nửa dân số Mali không có học vấn, nhưng sản lượng vàng của quốc gia này lại đứng top 5 trên toàn thế giới.
Tính đến hiện tại, Mali có hơn 2.000 mỏ vàng và một số mỏ khoáng sản khác đang được khai thác.
Theo thống kê, người Mali mỗi năm đào được lượng vàng trị giá hàng triệu USD. Chủ một mỏ vàng mỗi năm có thể thu được hơn 2.000 tỷ đồng.
Do nằm sâu trong lục địa, Mali rất ít khi có mưa. Đất nước này không giáp biển, 2/3 lãnh thổ là sa mạc khô cằn, không thể trồng trọt, vì vậy, người dân luôn sống trong tình trạng thiếu lương thực.
Đất nước này phải nhập khẩu lương thực từ các quốc gia xa xôi khác, bởi các nước châu Phi lân cận cũng… không đủ ăn. Vì vậy, giá lương thực tại Mali tăng rất cao.
Vì vậy, dù kiếm được số tiền lớn nhưng do lương thực có giá “trên trời”, người dân Mali vẫn chật vật lo bữa ăn no đủ mỗi ngày.
Ngoài châu Phi, mỏ kim cương Mirne ở khu vực Đông Siberia của Nga cũng được biết đến là nơi nghèo hàng đầu thế giới.
Mirne là mỏ kim cương lộ thiên đắt nhất thế giới với giá trị lên tới 17 tỷ USD.
Mỏ lộ thiên Mirny có chiều sâu 525 mét, đường kính lối vào là 1.200 mét. Mỏ này đóng góp tới 23% tổng số kim cương trên toàn thế giới.
Mỏ được đưa vào khai thác từ năm 1957. Đến năm 2004, mỏ ngừng hoạt động và thay bằng hệ thống đường hầm khai thác dưới lòng đất.
Khi mới khai thác, mỏ sản xuất trung bình 2 tấn kim cương mỗi năm. Sau này khi khai thác xuống gần đáy hồ, năng suất giảm xuống còn 400kg/năm.
Nhờ nguồn thu “khủng” ở thời điểm đó, mỏ Mirne đã cung cấp một khoản chi phí quân sự vô cùng lớn cho chính phủ. Tuy nhiên, đời sống dân cư địa phương “nghèo vẫn hoàn nghèo”.